Tại tâm chấn động đất ở Kon Tum: Người già, trẻ em khóc suốt đêm vì sợ hãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hơn một năm qua, kể từ khi thủy điện Thượng Kon Tum ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tiến hành tích nước thì cũng trùng với thời điểm xảy ra hàng trăm vụ động đất kích thích lớn nhỏ, khiến người dân địa phương luôn thường trực nỗi ám ảnh và nỗi lo sợ con đập thủy điện sẽ bị sự cố.   

Người già và em nhỏ ở xã Đăk Tăng luôn sống trong sợ hãi vì hàng trăm trận động đất kích thích. Ảnh T.T
Người già và em nhỏ ở xã Đăk Tăng luôn sống trong sợ hãi vì hàng trăm trận động đất kích thích. Ảnh:T.T
Trong căn nhà nhỏ chênh vênh bên sườn đồi, chị Y Xuân (50 tuổi, trú thôn Đăk Tăng, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) gương mặt chưa hết vẻ bàng hoàng. Động đất và các đợt dư chấn kéo dài khiến người dân trong thôn làng đứng ngồi không yên.

Chị Y Xuân thường ôm cháu nhỏ chạy bạt mạng ra khỏi nhà khi nghe đồ đạc rơi, mái tôn rung chuyển. Ảnh T.T
Chị Y Xuân thường ôm cháu nhỏ chạy bạt mạng ra khỏi nhà khi nghe đồ đạc rơi, mái tôn rung chuyển. Ảnh: T.T
“Động đất chủ yếu diễn ra vào ban đêm, khi mình đang ôm đứa cháu 3 tuổi ngủ ngon giấc thì bất ngờ nge tiếng nổ lớn trong lòng đất. Phản xạ tự nhiên, mình bế cháu nhỏ chạy thoát ra khỏi nhà. Hai bà cháu khóc cả đêm, lo sợ không ngủ được, cũng không dám vào nhà”, chị Y Xuân nói.  
Chị Y Diệu – người dân thôn Đăk Tăng, xã Đăk Tăng cho hay, hơn một năm qua động đất nhiều như… cơm bữa. Động đất khiến nhà cửa rung chuyển, nứt toác vách tường, người dân ai cũng hoang mang, lo sợ không biết điều gì xảy tới.

Một góc làng tái định cư thủy điện Thượng Kon Tum ở xã Đăk Tăng. Ảnh: T.T
Một góc làng tái định cư thủy điện Thượng Kon Tum ở xã Đăk Tăng. Ảnh: T.T
“Nhà mình có con nhỏ mới 5 tháng tuổi, cháu rất hoảng sợ, thường giật mình vì nghe tiếng động đất lớn, đồ đạc trong nhà rơi loảng xoảng xuống nền. Có khi nửa đêm, để tránh bị nguy hiểm, hai vợ chồng mình bế con ra đứng ở giữa sân vì lo động đất làm sập nhà. Trong nhà dân ở khu tái định cư thủy điện, xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài 2-3m”, chị Y Diệu nói.  

Người dân vùng tâm chấn cần có kịch bản sơ tán và phương tiện hỗ trợ khi gặp nguy hiểm. Ảnh: T.T
Người dân vùng tâm chấn cần có kịch bản sơ tán và phương tiện hỗ trợ khi gặp nguy hiểm. Ảnh: T.T
Xã Đăk Tăng nằm ở vị trí gần nhất thủy điện Thượng Kon Tum. Khu tái định cư do chủ đầu tư xây dựng nằm dọc theo những ngọn đồi cao. Người dân địa phương không hiểu nguyên nhân vì sao động đất xảy ra cả hàng trăm đợt như vậy, cũng như nỗi lo biết đâu tai họa sẽ đến với đập thủy điện đang chứa hàng chục triệu khối nước.
Theo Thanh Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.