Tác động bất ngờ khi uống cà phê sữa thường xuyên mùa dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các chất có trong cà phê khi gặp protein trong sữa tạo ra một tác dụng hết sức bất ngờ.

Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Agricultural and Food Chemistry, sự kết hợp giữa các chất chống oxy hóa tốt trong cà phê với protein trong sữa làm tăng gấp đôi đặc tính kháng viêm viêm, cực kỳ có lợi cho hệ thống miễn dịch.

Vì vậy uống những tách cà phê sữa là một thói quen cực kỳ tốt và dễ dàng để tăng cường miễn dịch, phòng bệnh, nhất là khi nơi bạn sống đang trải qua giai đoạn cao điểm của các dịch bệnh.

Thêm sữa vào cà phê có thể giúp thức uống này tốt gấp đôi cho hệ miễn dịch. Ảnh minh họa từ Intertnet

Thêm sữa vào cà phê có thể giúp thức uống này tốt gấp đôi cho hệ miễn dịch. Ảnh minh họa từ Intertnet

Theo Sci-News, nhóm chất chống oxy hóa polyphenol có trong cà phê từ lâu đã được cho là "thần dược" giúp đẩy lùi nhiều căn bệnh, thông qua việc làm giảm căng thẳng oxy hóa trong tế bào, từ đó kháng viêm.

Viêm vốn là phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch giúp đẩy lùi các mầm bệnh, nhưng phản ứng viêm quá mức, bị rối loạn hay kéo dài sẽ hại ngược cơ thể con người, mà một số biến chứng của COVID-19 là ví dụ. Các chất kháng viêm tự nhiên được ví như thứ giúp "dọn dẹp" hệ miễn dịch ngăn nắp, khiến nó hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn.

Trong nghiên cứu mới dẫn đầu bởi giáo sư Marianne Nissen Lund từ Đại học Copenhaghen (Đan Mạch), các tác giả chỉ ra rằng tác động của polyphenol lên hệ miễn dịch thậm chí còn tốt hơn gấp đôi nếu những chất chống oxy hóa này gặp được các axit amin từ protein trong một số thức ăn, vì axit amin làm tăng khả năng hấp thụ polyphenol.

Sữa là một trong những thứ giàu protein lành mạnh nhất, trong khi hạt cà phê chứa đầy polyphenol. Do vậy việc uống cà phê sữa có thể là một thói quen tốt hơn nhiều so với việc uống cà phê nguyên chất hay pha với đường.

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...