Sự kiện giáng xuống Trái đất 13.000 năm trước thay đổi lối sống loài người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các chuyên gia tin rằng một tác động vũ trụ tàn khốc tấn công Trái đất 13.000 năm trước, kể từ khi một tiểu hành tinh quét sạch loài khủng long, có thể đã tàn phá đến mức đưa loài người từ sống du mục thành những người định cư.

Mô phỏng một tiểu hành tinh va vào Trái đất hiện đại. Ảnh: AFP
Mô phỏng một tiểu hành tinh va vào Trái đất hiện đại. Ảnh: AFP
Theo nghiên cứu mới công bố trên Earth-Science Reviews, các nhà nghiên cứu xem xét dữ liệu địa chất của Bắc Mỹ và Greenland từ một nghiên cứu trước đó và tìm thấy lượng bạch kim dư thừa. Các tiểu hành tinh thường chứa hàm lượng cao bạch kim, nhưng trên Trái đất thì rất hiếm.
Điều đó có nghĩa là một thiên thạch đang tan rã đã va vào Trái đất. Tác động từ sự kiện này có khả năng là tác động tàn khốc nhất kể từ sự tuyệt chủng của loài khủng long, dẫn đến một Kỷ Băng hà nhỏ kéo dài hơn 1.000 và xóa sổ hàng chục loài động vật có vú bao gồm cả voi ma mút và linh dương đầu bò khổng lồ, đồng thời tiêu diệt một phần dân số loài người.
Nghiên cứu cho biết thêm rằng, trước khi bắt đầu thời kỳ đồ đá mới - kéo dài từ khoảng 10.000-4.500 năm trước Công nguyên, con người ở vùng Lưỡi liềm màu mỡ (một khu vực bao gồm Ai Cập, Iraq và Lebanon) đã bắt đầu rời xa những con đường du mục, săn bắn hái lượm để sống ở các khu định cư lâu dài.
Các nhà nghiên cứu suy đoán, tác động từ không gian có thể đã thúc đẩy đáng kể xu hướng định cư này, mặc dù họ không rõ lý do và cho rằng cần phải nghiên cứu thêm.
Mặc dù khoa học hiện tại có thể xác định liệu một tác động vũ trụ lớn có xảy ra vào thời điểm này hay không, nhưng vẫn rất khó để xác định những hậu quả lâu dài của tác động đó và phân biệt chúng với những sự kiện không liên quan đến tác động.
Tác giả của nghiên cứu Martin Sweatman từ Đại học Edinburgh, Anh, cho hay: "Thảm họa vũ trụ lớn này dường như đã được tưởng niệm trên những cột đá khổng lồ của Göbekli Tepe - được cho là ngôi đền đầu tiên trên thế giới, gắn liền với nguồn gốc của nền văn minh ở vùng Tây Nam Á".
NGUYỄN HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm