"Bàn tay ma quái" khổng lồ vươn dài trong vũ trụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một "bàn tay ma quái" khổng lồ vươn dài trong không gian vũ trụ cách Trái đất khoảng 17.000 năm ánh sáng.

Đài quan sát tia X Chandra của NASA đã chụp được hình ảnh về cấu trúc vũ trụ hình bàn tay khổng lồ được sinh ra sau vụ nổ siêu tân tinh. Ảnh: NASA
Đài quan sát tia X Chandra của NASA đã chụp được hình ảnh về cấu trúc vũ trụ hình bàn tay khổng lồ được sinh ra sau vụ nổ siêu tân tinh. Ảnh: NASA
Hình ảnh thu thập được từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA cho thấy một "bàn tay ma quái" khổng lồ sinh ra sau cái chết của một ngôi sao lớn trong một vụ nổ siêu tân tinh.
Vụ nổ khổng lồ đánh dấu sự hủy diệt của ngôi sao đã để lại một xác sao siêu đặc, quay nhanh được gọi là sao xung. Sao xung này đã thổi một bong bóng gồm các hạt năng lượng bao quanh, kết hợp với các mảnh vỡ từ vụ nổ siêu tân tinh để tạo ra cấu trúc giống như bàn tay khổng lồ kéo dài 150 năm ánh sáng. Cấu trúc phát sáng này là một đám mây khí khổng lồ được gọi là RCW 89.
Tàn tích siêu tân tinh nằm ở trung tâm của "bàn tay khổng lồ" được gọi là MSH 15-52, cách Trái đất khoảng 17.000 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học cho rằng, ánh sáng từ vụ nổ đã đến Trái đất khoảng 1.700 năm trước, khiến MSH 15-52 là một trong những tàn tích siêu tân tinh trẻ nhất ở Dải Ngân hà.
Đài quan sát tia X Chandra đã chụp được ảnh bàn tay khổng lồ này trước đây, ví dụ trong bức ảnh được công bố tháng 4.2009. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã đi sâu vào động lực của bàn tay, dùng hình ảnh Chandra từ năm 2004, 2008, 2017 và 2018.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Astrophysical Journal Letters vào tháng 6.2020, phát hiện sóng nổ siêu tân tinh nằm ở các đầu ngón tay của bàn tay khổng lồ đang di chuyển với tốc độ khoảng 14,5 triệu km/h và vật chất gần lòng bàn tay hơn đang di chuyển nhanh hơn, vượt ngưỡng 17,7km/h.
"Dù đây là tốc độ cao đáng ngạc nhiên, chúng thực sự đại diện cho phần chậm lại của tàn tích. Các nhà nghiên cứu ước tính khi tới rìa xa nhất của RCW 89, vật chất có thể di chuyển trung bình khoảng 48,2 triệu km/h" - nhóm nghiên cứu thông tin.
"Sự khác biệt về tốc độ này ngầm hiểu rằng vật liệu đã đi qua một khoang chứa khí có mật độ thấp và sau đó giảm tốc đáng kể khi đi vào RCW 89" - nhóm nghiên cứu Chandra giải thích.
Ngôi sao chết có thể đã tạo ra một khoang như vậy ngay trước khi phát nổ bởi tung ra phần lớn lớp hydro bên ngoài.
Đài quan sát Chandra đã quan sát vũ trụ bằng ánh sáng tia X trong hơn hai thập kỷ. Kính viễn vọng này được phóng lên quỹ đạo Trái đất trên tàu con thoi Columbia vào tháng 7.1999.
Chandra là một trong bốn "Đài thiên văn vĩ đại" của NASA, được phóng trong giai đoạn năm 1990 đến năm 2003. Các kính thiên văn còn lại là Hubble, Đài quan sát Compton Gamma Ray (phóng năm 1991 và kết thúc sứ mệnh năm 2000) và kính viễn vọng không gian Spitzer (phóng năm 2003 và đã ngừng hoạt động năm ngoái).
THANH HÀ (LĐO)

https://laodong.vn/the-gioi/ban-tay-ma-quai-khong-lo-vuon-dai-trong-vu-tru-924138.ldo

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.