SpaceX đưa 128 con mực, 5.000 con gấu nước vào vũ trụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những con mực và gấu nước sẽ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cùng với các phi hành gia cho mục đích nghiên cứu.

Chuyến tàu vũ trụ chở hàng tiếp theo của SpaceX sẽ đưa mực ống đuôi cộc và gấu nước lên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh: NASA
Chuyến tàu vũ trụ chở hàng tiếp theo của SpaceX sẽ đưa mực ống đuôi cộc và gấu nước lên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh: NASA
SpaceX dự kiến ​​khởi động sứ mệnh tiếp tế hàng hóa thứ 22 lên trạm vũ trụ vào ngày 3.6. Tàu vũ trụ sẽ chở vật tư, thí nghiệm nghiên cứu khoa học và trình diễn công nghệ.
Theo CNN, sứ mệnh sắp tới của SpaceX còn mang các tấm pin mặt trời mới để các phi hành gia lắp đặt bên ngoài trạm vũ trụ trong các chuyến di chuyển trong không gian vào tháng 6.
Khoảng 5.000 con Tardigrade hay gấu nước và 128 con mực đuôi cộc phát sáng trong bóng tối nằm trong các mặt hàng quý giá được SpaceX đưa lên trạm vũ trụ lần này.
Hai loài động vật này sẽ tham gia vào các thí nghiệm trên ISS. Trước tiên, các phi hành gia sẽ xem xét xem gấu nước chịu được môi trường như thế nào. Các nhà nghiên cứu cũng muốn biết liệu việc thiếu trọng lực có ảnh hưởng đến mối quan hệ cộng sinh giữa mực và các vi sinh vật có lợi không.

Tardigrade là sinh vật nhỏ bé, sống trong nước, thuộc nhóm các động vật có kích thước hiển vi có 8 chân. Dưới kính hiển vi, Tardigrade trông hơi giống những con gấu nhỏ - do đó có biệt danh là “gấu nước“. Gấu nước sẽ cùng với mực đuôi cộc đi lên trạm vũ trụ trong chuyến bay tháng 6 tới của SpaceX. Ảnh: NASA
Tardigrade là sinh vật nhỏ bé, sống trong nước, thuộc nhóm các động vật có kích thước hiển vi có 8 chân. Dưới kính hiển vi, Tardigrade trông hơi giống những con gấu nhỏ - do đó có biệt danh là “gấu nước“. Gấu nước sẽ cùng với mực đuôi cộc đi lên trạm vũ trụ trong chuyến bay tháng 6 tới của SpaceX. Ảnh: NASA
Các thí nghiệm khác được SpaceX đưa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế lần này cũng bao gồm siêu âm di động, vận hành từ xa các cánh tay robot sử dụng công nghệ thực tế ảo, phân tách cách hình thành sỏi thận trong không gian, nghiên cứu hệ vi sinh vật trong khoang miệng của con người và sản xuất nhiều bông chống căng thẳng hơn.
Hàng trăm thí nghiệm khoa học được thực hiện mỗi ngày trên trạm vũ trụ. Do đó, ISS dường như là một phòng thí nghiệm quỹ đạo. Các phi hành gia giám sát những thí nghiệm này và báo cáo lại các quan sát cho nhóm nghiên cứu trên Trái đất. Nghiên cứu tại ISS giúp nhân loại hiểu rõ hơn về cuộc sống trong môi trường không trọng lực cũng như khám phá những lợi ích có thể áp dụng trên Trái đất.
HẢI ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm