Sơ Pai xây dựng thương hiệu sâm đương quy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Dược liệu Quang Vinh (xã Sơ Pai) là đơn vị tiên phong trồng sâm đương quy ở huyện Kbang và bước đầu đã thu được thành công. Hiện HTX này đang nỗ lực để xây dựng sâm đương quy thành sản phẩm OCOP của xã Sơ Pai.
Anh Hậu giới thiệu vườn ương cây dược liệu đương quy. Ảnh: Lê nam
Anh Hậu (bìa phải) giới thiệu vườn ương cây dược liệu đương quy. Ảnh: Lê nam
Năm 2017, HTX Nông nghiệp Dược liệu Quang Vinh đưa vào trồng thử nghiệm 1,7 ha sâm đương quy. Nhận thấy loại cây này phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, năm 2019, HTX đã mở rộng diện tích trồng thêm 8 ha và làm vườn ươm cây giống rộng 2,5 ha. Anh Phạm Văn Hậu-Giám đốc HTX-cho biết: Đến nay có thể khẳng định, cây đương quy rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Kbang. Đầu tháng 3 vừa qua, tôi đưa sản phẩm sâm đương quy đi kiểm tra tại Viện Dược liệu Trung ương. Kết quả cho thấy, sâm đương quy trồng ở Kbang có hàm lượng tinh dầu cao hơn nơi khác. “Hiện nay, chúng tôi đã sản xuất những sản phẩm gồm: sâm đương quy ngâm rượu, sâm đương quy ngâm mật ong, sâm đương quy sấy khô và trà thảo mộc đương quy. Những sản phẩm này đã được giới thiệu, quảng bá tại Hội chợ nông sản an toàn huyện Kbang, Ngày hội Du lịch Kbang và đang được bày bán tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Thời gian tới, HTX sẽ đầu tư thêm nhà máy chế biến và đăng ký bản quyền thương hiệu sâm đương quy Quang Vinh. Sản phẩm này cũng được HTX đăng ký trở thành sản phẩm OCOP của xã Sơ Pai”-anh Hậu nói.  
Cũng theo anh Hậu, Kbang có khí hậu nhiệt đới ẩm, đất có độ mùn cao, tơi xốp rất phù hợp với các loại cây dược liệu nói chung và cây đương quy nói riêng. Ngoài ra, cây đương quy còn phù hợp với khí hậu ẩm mát, có cây che bóng. Do đó, với 8 ha đương quy vừa trồng, HTX đã cho trồng xen các loại cây ăn quả để vừa làm cây che bóng, vừa tăng thêm thu nhập. Để có đầu ra ổn định, HTX đang ký kết với Công ty TNHH Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh thu mua sản phẩm cho bà con với giá 25.000 đồng/kg. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, mỗi héc ta đương quy sẽ cho thu hoạch 20-25 tấn sản phẩm, sau khi trừ chi phí người dân có thể thu lãi 150-200 triệu đồng. “Chi phí đầu tư trồng đương quy khoảng 350-400 triệu đồng/ha. Việc trồng loại cây này cũng đòi hỏi kỹ thuật rất kỹ từ khâu xử lý đất, làm đất đến khâu chăm sóc để phòng ngừa bệnh và đảm bảo năng suất. Nếu xử lý đất không tốt sẽ làm cho cây dễ bị bệnh thối nhũn, nhiễm khuẩn làm giảm năng suất, thậm chí mất trắng. Do đó, cây được trồng theo hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học”-anh Hậu chia sẻ.   
 Vườn sâm đương quy của HTX Nông nghiệp Dược liệu Quang Vinh phát triển rất tốt. Ảnh: L.N
Vườn sâm đương quy của HTX Nông nghiệp Dược liệu Quang Vinh phát triển rất tốt. Ảnh: L.N
 
Ông Mã Văn Tình-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang: Năm 2019, huyện Kbang được UBND tỉnh phân bổ hơn 3,4 tỷ đồng để triển khai chương trình OCOP. Trước mắt, huyện tập trung đầu tư khoảng 3 tỷ đồng vào việc phát triển những sản phẩm sẵn có của địa phương là cây dược liệu gồm mật nhân, đương quy, sâm đá; đồng thời hỗ trợ các cá nhân, HTX, doanh nghiệp đã đăng ký sản phẩm về việc quảng bá sản phẩm và tiến hành chứng nhận quy trình sản xuất an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc.

Ông Nguyễn Mạnh Tuyển-Chủ tịch UBND xã Sơ Pai-cho biết: Nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, xã đã đăng ký xây dựng sản phẩm sâm đương quy thành sản phẩm OCOP năm 2019 và giao cho HTX Nông nghiệp Dược liệu Quang Vinh triển khai. Thời gian tới, UBND xã sẽ phối hợp với cơ quan chức năng của huyện hỗ trợ HTX trong việc xây dựng, triển khai phương án kinh doanh và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ về mặt quản lý, xác định nguồn gốc và thương mại hóa sản phẩm thông qua các hoạt động quảng bá sản phẩm, thương mại điện tử, trưng bày tại các hội chợ do huyện, tỉnh tổ chức…
 LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.