Sẽ sớm di dời 21 hộ dân sinh sống trên núi Cheng Leng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đoàn công tác của huyện Phú Thiện do ông Đỗ Ngọc Thành-Bí thư Huyện ủy Phú THiện làm trưởng đoàn đã đến thăm và khảo sát tại ngôi làng của 21 hộ dân xã Chư A Thai trên đỉnh núi Cheng Leng thuộc địa phận xã H’bông, huyện Chư Sê, Gia Lai, giáp ranh huyện Phú Thiện.
Theo đó, đoàn công tác đã thăm hỏi tình hình sản xuất, sinh hoạt của các hộ dân; tuyên truyền, vận động người dân di dời về lại làng Hek, xã Chư A Thai định cư nhằm đảm bảo cuộc sống. Sau khi tiếp xúc với đoàn công tác, 21 hộ dân sinh sống trên đỉnh núi Cheng Leng đồng ý di dời về làng cũ.
Ngôi làng của 21 hộ dân xã Chư A Thai trên đỉnh núi Cheng Leng. Ảnh
Ngôi làng của 21 hộ dân xã Chư A Thai trên đỉnh núi Cheng Leng. Ảnh: Nguyễn Tú
Nhân dịp này, đoàn công tác đã thống kê lại nhân khẩu và đo đạc diện tích đất, nhà cửa của các hộ dân để xây dựng phương án di dời. Theo ông Đỗ Ngọc Thành khi thời tiết nắng ráo, huyện Phú Thiện sẽ tổ chức di dời các hộ dân về làng Hek.
Trước đó, Báo Gia Lai đã phản ánh trên đỉnh núi Cheng Leng có một ngôi làng của 21 hộ dân thuộc làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện sinh sống hơn 20 năm trong điều kiện hết sức khó khăn: không điện, không đường, không trường học, không có nước sạch…
Nguyễn Tú

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.