Sát ngày Lễ Tình nhân, giá hoa hồng Đà Lạt tăng chóng mặt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước ngày Valentine (Lễ Tình nhân), mỗi cành hoa hồng do nhà nông bán tại vườn cho thương lái giá đã tăng gấp 2 – 3 lần so với ngày thường.
Năm 2019, ngày Valentine cũng là ngày vía Thần tài, lại giáp ngày rằm tháng Giêng nên nhu cầu tiêu thụ hoa hồng rất lớn. Giá hoa hồng tại các nhà vườn ở Đà Lạt (Lâm Đồng) tăng mạnh, cùng với sản lượng tăng cao do thời tiết thuận lợi nên cây hoa hồng ở đây cho bông đẹp, sản lượng cao, người dân thu lãi khá. 
 
Thời tiết thuận lợi cùng với giá hoa tăng cao nên người dân trồng hoa hồng tại Đà Lạt rất phấn khởi. Ảnh: Văn Long.
Chị Nguyễn Đức Minh Vũ (phường 5, TP. Đà Lạt) phấn khởi cho biết: “Do ngày Valentine, rằm tháng Giêng và ngày vía Thần tài sát nhau nên giá hoa hồng tăng mạnh. Nhu cầu về hoa lớn nên giá bán hầu hết các loại hoa hồng đều tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/bông. Riêng hoa hồng nhung tăng giá cao nhất từ 5.000 – 6.000 đồng/bông”.
 
Mỗi cành hoa hồng bán tại vườn có giá tăng gấp 2 - 3 lần so với ngày thường trước ngày Valentine. Ảnh: Văn Long.
Tuy nhiên, một số nhà vườn đã làm hợp đồng giá "chết" với thương lái thì lợi nhuận không tăng theo trong những ngày này, bù lại những ngày thường thì họ vẫn có giá bán ổn định.
Chị Nguyễn Thị Bé (Lạc Dương, Lâm Đồng) cho biết: “Tôi làm hợp đồng cùng thương lái với giá chết 1.200 đồng/bông nên dù giá có tăng hay giảm tôi vẫn không ảnh hưởng gì. Những ngày thường, nhà vườn khác chịu giá thấp hay thậm chí không bán được hoa thì tôi vẫn xuất bán đều”.
Hiện tại, TP. Đà Lạt có khoảng 390ha hoa hồng các loại và được trồng nhiều nhất tại Làng hoa Vạn Thành. Hoa chủ yếu cung cấp cho thị trường TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Đồng Nai, Nha Trang, Hà Nội và các tỉnh miền Tây.
Văn Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.