Rượu bia làm gia tăng án giết người ở Kon Tum

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc lạm dụng rượu bia, chất kích thích không kiểm soát là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số vụ án giết người ở tỉnh miền núi Kon Tum thời gian gần đây.
Thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum, năm 2021, tỉnh xảy ra 24 vụ giết người, tăng gấp 3 lần so với năm 2020. Các vụ án làm chết 16 người và bị thương 8 người.
Đặc biệt, tội phạm giết người thân trong gia đình có xu hướng gia tăng. 30% vụ án nạn nhân và thủ phạm có quan hệ thân thiết như vợ chồng, cha con… Với phần lớn dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, 24 vụ án là số lượng lớn đối với tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên.
Cuối tháng 11.2021, TAND tỉnh Kon Tum đã xét xử và tuyên phạt bị cáo A Biết 18 năm tù giam về hành vi giết người. Chỉ vì bực tức do vợ không chịu đi xách nước về nấu ăn nên A Biết (trú ở thôn Kon Klùng, xã Hiếu, huyện Kon Plông) đã liên tục dùng gậy gỗ đánh và bẻ đầu khiến người vợ tử vong do đa chấn thương.
Giữa tháng 12.2021, TAND tỉnh Kon Tum cũng đã tuyên phạt bị cáo A Thinh (29 tuổi ở thôn Đăk Song, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) 17 năm tù giam về hành vi giết người. Nạn nhân cũng chính là vợ của A Thinh. Chỉ vì chút mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống, A Thinh đã nhẫn tâm giết vợ mình sau một cuộc nhậu.
Theo ông Nguyễn Văn Pho - Phó Chánh án TAND tỉnh Kon Tum, hầu hết bị cáo trong vụ án giết người trên địa bàn đời sống còn khó khăn, nhận thức pháp luật còn hạn chế. Khi có mâu thuẫn thì họ chưa biết cách giải quyết hợp lý dẫn đến hành vi phạm tội.
“Nguyên nhân dẫn đến loại tội phạm này xuất phát từ nhận thức pháp luật của các đối tượng còn trẻ tuổi, thích thể hiện bản thân, thiếu sự giáo dục từ phía gia đình và một số nguyên nhân không thể thiếu là do uống rượu”, ông Pho nói.
Để kéo giảm các vụ án giết người, ngoài công tác xét xử lưu động, công khai để răn đe, giáo dục cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum cần đẩy mạnh tuyên truyền nhận thức pháp luật, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người đồng bào dân tộc thiểu số. Để các thanh thiếu niên tránh xa rượu bia, kéo giảm các hành vi vi phạm pháp luật gây ra những án mạng thương tâm.   
THANH TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.