"Quái vật Thiên Nga" bằng 60 Mặt Trời hóa lỗ đen, nuốt đồng loại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khoa học đã phát hiện được một lỗ đen có nguồn gốc sao từ hệ nhị phân Cynus X-1, lớn đến nỗi tách thức các mô hình tiến hóa sao hiện tại.

Hệ sao kỳ lạ này đã được phát hiện vào năm 1964, nhưng đến nay, nhờ kỹ thuật nhiệt đại, các nhà thiên văn mới có thể quan sát được rõ nó và phát hiện sự thật bất ngờ.

Cygnus X-1 lấy tên từ chòm sao nó thuộc về - Cygnus, tức chòm saoThiên Nga, với ngôi sao chính HD 226868 là một ngôi sao khổng lồ nóng bỏng, quay quanh một người bạn đồng hành nhỏ gọn, không thể nhìn thấy với chu kỳ 5,6 ngày.


 

Ảnh đồ họa mô tả về cặp đôi kỳ lạ trong chòm sao Thiên Nga - Ảnh: International Centre for Radio Astronomy Research
Ảnh đồ họa mô tả về cặp đôi kỳ lạ trong chòm sao Thiên Nga - Ảnh: International Centre for Radio Astronomy Research



Theo Sci-News, người bạn đồng hành bí ẩn đó vùa được khám phá bởi nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi nhà vật lý thiên văn Ilya Mandel từ Đại học Monash (Úc). Giáo sư Mandel cho biết nó chính là một lỗ đen, có nguồn gốc từ một ngôi sao có khối lượng gấp 60 lần Mặt Trời của chúng ta.

Khi một ngôi sao lớn như vậy già và chết, nó sẽ biến đổi thành nhiều hình thức qua mỗi lần sụp đổ: một sao khổng lồ đỏ, sao lùn trắng, siêu tân tinh... và cuối cùng có thể là lỗ đen.

Tờ Space cho biết điều kỳ lạ là kết quả quan sát từ các đài thiên văn vô tuyến cho thấy nó là một lỗ đen lớn bất thường, gấp 21,1 lần Mặt Trời, tức tăng 50% so với ước tính trước đó. Theo các mô hình thiên văn đã biết, lỗ đen có nguồn gốc từ một ngôi sao chết thường rất bé nhỏ. Lỗ đen này và ngôi sao đồng hành còn quay quanh nhau với tốc độ cực kỳ nhanh, vượt qua cả tốc độ ánh sáng.

Đáng sợ hơn, nó đang liên tục nuốt chửng vật chất từ người bạn đồng hành. Các nhà khoa học vẫn đang phân tích sâu hơn vấn đề để hiểu xem vì sao một lỗ đen nguồn gốc sao lại to lớn đến thế và có phản ứng "ma cà rồng" với ngôi sao đồng hành.

Nghiên cứu công bố trên Science này còn có sự tham gia của Đại học Curtin (Singapore) và Đài quan sát Thiên văn Quốc gia thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc.

Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm