Cựu chiến binh Kông Chro làm kinh tế giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, những năm qua, nhiều cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn huyện Kông Chro đã nỗ lực vượt khó khăn làm kinh tế giỏi với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển.
Ông Nguyễn Tiến Hùng-Chủ tịch Hội CCB huyện Kông Chro-cho biết: “Hội CCB huyện hiện có 1.831 hội viên. Những năm qua, các cấp Hội CCB trong huyện luôn quan tâm động viên hội viên nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên. Đồng thời, hỗ trợ hội viên CCB bằng những hoạt động thiết thực như: phối hợp với Trung tâm Khuyến nông huyện tổ chức tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; tín chấp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội cho 566 hội viên vay, dư nợ đến nay là trên 24 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất. 
Nhờ đó, nhiều hội viên CCB đã mạnh dạn lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao và tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập cho gia đình. Kết quả, trong 5 năm qua (2016-2021) đã có 376 hội viên thoát nghèo. Theo Chủ tịch Hội CCB huyện, thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục tăng cường các buổi sinh hoạt để các CCB có dịp gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất; đồng thời tổ chức đi tham quan các mô hình kinh tế tiêu biểu để học hỏi kinh nghiệm nhằm phát triển sản xuất đúng hướng và đạt hiệu quả kinh tế cao.

4.Cựu chiến binh Phạm Văn Chuyên (thị trấn Kông Chro) trao đổi nghiệm làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. Hiện ông có 4 ha mía, 5 sào na, 5 sào nhãn, 1,5 ha bắp và chăn nuôi 3 con bò. Mỗi năm, sau khi trừ các chi phí, gia đình thu lãi trên 200 triệu đồng.
Cựu chiến binh Phạm Văn Chuyên (thị trấn Kông Chro) trao đổi nghiệm làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. Hiện ông có 4 ha mía, 5 sào na, 5 sào nhãn, 1,5 ha bắp và chăn nuôi 3 con bò. Mỗi năm, sau khi trừ các chi phí, gia đình thu lãi trên 200 triệu đồng.
1.Các cựu chiến binh xã Ya Ma chia sẻ những cách làm hay, hiệu quả trong sản suất kinh doanh.
Cựu chiến binh xã Ya Ma chia sẻ những cách làm hay, hiệu quả trong sản suất kinh doanh.

5.Hội viên cựu chiến binh thị trấn Kông Chro trao đổi kinh nghiệm trồng bí đỏ với bà con nông dân.
Hội viên cựu chiến binh thị trấn Kông Chro trao đổi kinh nghiệm trồng bí đỏ với bà con nông dân.

6.Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội, ông Đinh Choi (xã Ya Ma) vay 10 triệu để thực hiện mô hình nuôi bò cho thu nhập ổn định mỗi năm từ 50-60 triệu đồng.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội, ông Đinh Choi (xã Ya Ma) mua nuôi bò về nuôi để phát triển kinh tế gia đình.

7 Mô hình trang trại với 7 ha trồng bắp lai, lúa, đậu đỗ, mì cao sản kết hợp chăn nuôi 11 con bò, 2 con dê... của cựu chiến binh Đinh Văn Blen (xã Ya Ma) mỗi năm cho thu nhập 120 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Mô hình cũng tạo việc làm thời vụ cho 10 lao động là con em cựu chiến binh và người dân trong xã.
Mô hình trang trại với 7 ha trồng bắp lai, lúa, đậu đỗ, mì cao sản kết hợp chăn nuôi 11 con bò, 2 con dê... của cựu chiến binh Đinh Văn Blen (xã Ya Ma) mỗi năm cho thu nhập 120 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Mô hình cũng tạo việc làm thời vụ cho 10 lao động là con em cựu chiến binh và người dân trong xã.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.