Mẹ đẩy xe bán đồ ăn nuôi con trai 11 tuổi mê cổ nhạc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đã 10 năm nay, mẹ con chị Nguyễn Tường Vân, 38 tuổi, đến xã Cẩm Kim, TP Hội An sinh sống sau khi rời quê ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
Cả nhà đều ủng hộ Thanh theo niềm đam mê cổ nhạc
Cả nhà đều ủng hộ Thanh theo niềm đam mê cổ nhạc
Con trai thứ Nguyễn Ngọc Thiên Thanh, 11 tuổi, trong lần nằm viện không ngủ được, bà ngoại hát những bài dân ca có âm vực cao mới ngủ. Từ đó, em đâm ra mê nhạc dân ca, Thanh luôn đòi theo bà, theo mẹ đi dự đám tiệc để được lên sân khấu hát. 
Thấy con có khả năng rơi vào trầm cảm, chểnh mảng việc học khi quá mê nhạc, chị Vân thu xếp cho con đi học hát dân ca. 
Khi con đòi học đàn bầu, chị cũng chở con đến Đà Nẵng tìm thầy dạy. Khi được thỏa thích với âm nhạc, Thanh mới trở lại bình thường, có dịp là rủ mẹ đi ngắm biển, dạo đồng quê…
Tại "Hội thi tìm kiếm tài năng nghệ thuật" TP Hội An 2020, Thanh được các thầy cô của Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng phát hiện, giới thiệu đặc cách vào trường. 
Để tạo điều kiện cho việc học văn hóa và học đàn của Thanh, thầy dạy đàn Trần Nguyễn Ngọc Trung sắp xếp để Thanh học tại nhà mình vào ban đêm, những ngày nghỉ, cuối tuần.
Để trang trải đam mê học đàn của Thanh, cả nhà đều chung tay góp sức. Bà ngoại cùng mẹ phải dậy từ sớm để nấu bán đồ ăn sáng, bán nước giải khát, thức ăn nhanh trên chiếc xe đẩy. 
Mùa dịch, cả nhà làm thêm hàng lưu niệm đợi hết dịch bán, ngoài ra còn làm tai giả đeo khẩu trang để ủng hộ các bác sĩ ở Đà Nẵng.

Điện thoại giúp giữ nhịp khi Thanh tập đàn bầu, và xem thêm các nhạc cụ khác khi giải lao
Điện thoại giúp giữ nhịp khi Thanh tập đàn bầu, và xem thêm các nhạc cụ khác khi giải lao

Niềm vui khi con tự tin và có thành tích ở cuộc thi âm nhạc cấp tỉnh vào tháng 7
Niềm vui khi con tự tin và có thành tích ở cuộc thi âm nhạc cấp tỉnh vào tháng 7

Mẹ con chị Vân qua cầu ở Cẩm Kim, Hội An, hướng về Đà Nẵng
Mẹ con chị Vân qua cầu ở Cẩm Kim, Hội An, hướng về Đà Nẵng

Sau thời gian nghỉ bán hàng ăn vì dịch, Thanh phụ mẹ lau chùi bàn ghế chuẩn bị bán lại
Sau thời gian nghỉ bán hàng ăn vì dịch, Thanh phụ mẹ lau chùi bàn ghế chuẩn bị bán lại

Trong đợt dịch COVID-19 cuối tháng 7 phải cách ly, gia đình chị Vân làm hơn 300 chiếc tai giả để ủng hộ chống dịch
Trong đợt dịch COVID-19 cuối tháng 7 phải cách ly, gia đình chị Vân làm hơn 300 chiếc tai giả để ủng hộ chống dịch
LÊ VĂN ÁNH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.