Trở lại 'thánh địa' ma túy Lóng Luông:Bài 1-Ký ức bóng ma thuốc phiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau một năm 2 ông trùm ma túy bị tiêu diệt, cuộc sống người dân ở xã Lóng Luông (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) trở lại yên bình nhưng còn đó nỗi ám ảnh về những ông trùm, về bóng ma thuốc phiện.
Gặp dân là bắt giữ
Chặng đường từ trung tâm xã Lóng Luông vào bản Lũng Xá - Tà Dê có chiều dài hơn 4km, đang được làm mới, nham nhở đá sắc lẹm như dao cạo. Trước kia chỉ có con đường duy nhất vào bản, một bên vực sâu hun hút, một bên núi đá chông chênh.
 
Bản Tà Dê nhìn từ trên cao.
Lò Văn Dê, Bí thư chi bộ kể bây giờ vào bản có 2 con đường mới, một nối với Hang Kia - Pà Cò (Hòa Bình) xa hàng chục cây số, một đường vào nữa thì phải đi vòng xuống dưới bản Lũng Xá rồi ngược lên Tà Dê.
Bản Tà Dê có hơn 100 hộ đồng bào Mông sinh sống, là một vùng biệt lập, núi rừng trùng điệp bao quanh, cách biên giới với nước bạn Lào khoảng 15km. Người dân nơi đây sống chỉ phụ thuộc vào làm nương, chăn nuôi, đi rừng…
Theo chân Bí thư chi bộ Dê vào bản, chúng tôi bắt gặp từ đầu bản những đứa trẻ khép nép sau lưng mẹ, ánh mắt thơ ngây, chốc chốc liếc nhìn chúng tôi; những cụ già, thanh niên… nhìn chúng tôi với ánh mắt thăm dò, nói năng dè chứng, cho thấy người dân từng kinh sợ những tên tội phạm truy nã đặc biệt về tung hoành vùng đất này.
Anh Dê cho biết, trước những năm 90, người dân trồng ma túy rất nhiều, hai bên đường quốc lộ Lóng Luông mênh mông cây thuốc phiện.
Sau năm 1993, cây thuốc phiện được chặt phá, các bản khác tái trồng riêng bản Tà Dê không người dân nào dám trồng. Nhờ thế, người dân có tỷ lệ người nghiện, tội phạm buôn bán ma túy thấp nhất so với các bản khác.
 
Ngôi nhà nơi ông trùm ma túy ẩn náu.
Tuy nhiên, từ năm 2012 – 2013, bản Tà Dê trở thành “chảo lửa” buôn bán, cất giữ, trung chuyển thuốc phiện của những ông trùm ma túy, đặc biệt nhất là 2 đối tượng Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận .
Sau khi Bộ Công an bắt giữ 2 đối tượng cộm cán này, người dân trở về cuộc sống yên bình nhưng ký ức kinh sợ vẫn còn trong tâm trí người dân.
Trưởng bản Sồng A Tồng, năm nay 27 tuổi nhưng làm trưởng bản được 3 năm, từng đối mặt, từng bị uy hiếp khi can thiệp ranh giới “lãnh thổ” của các ông trùm ma túy.
Tồng kể về sự lộng hành, ngang ngược của những ông trùm ma túy về đây khiến người dân không một ngày được bình yên, lúc thì cầm súng dọa nạt, cho đàn em theo dõi nhân dân, thậm chí tạm giữ người không cần lý do....
“Một số đối tượng về đây nghênh ngang, muốn làm chủ, muốn làm khó cấp ủy chính quyền, kể cả người dân. Dân mình không có vũ khí, họ có vũ khí nên thường xuyên dọa nạt người dân”, Tồng nói.
Nếu người dân đi làm nương, đi chăn trâu mà lảng vảng quanh khu vực của mấy ông trùm này thì bị đàn em cầm súng xua đuổi, đe dọa, theo dõi…
 
Tàn tích của ngôi nhà nơi ông trùm ma túy ẩn náu.
“Mình nói đi chăn trâu thì thôi, còn nói lý do khác thì bị tạm giữ, nhiều người đã bị tạm giữ rồi. Đến giờ nhiều người dân vẫn lo sợ, hoang mang khi có người lạ đến bản, các đối tượng truy nã khác vẫn cho đàn em vào hỏi thông tin”.
Những năm qua, Tồng đã không dưới một lần chạm mặt các ông trùm và từng bị tạm giữ khi đi thực hiện công việc. Năm 2014-2015 đang là công an viên, nhận được thông báo của quần chúng có một số đối tượng lạ mặt vào xây dựng nhà ở, anh và trưởng bản đi xác minh thông tin nhưng chưa vào tới nơi thì bị chặn lại.
“Vừa vào tới khu vực xây dựng trái phép, 5 ô tô chặn lại, họ cầm súng bao vây không cho chúng đi đâu cả. Họ tra khảo, tạm giữ chúng tôi khoảng gần 1 tiếng. Từ đấy chúng tôi không dám đi vào đó nữa, thời điểm đấy dân ai cũng hoang mang. Người dân nào có đất, nương rẫy cạnh đấy không còn đi làm nữa”, Tồng nhớ lại.  
Sợ "những Thanh Tuân" thứ hai
Theo Bí thư Đảng ủy xã Lóng Luôn, Giàng A Ký, trước khi thực hiện chuyên án 18TN, 19TN của Bộ Công an, bản Tà Dê lúc đấy là điểm “nóng” nhất về nơi buôn bán ma túy, ẩn náu của các ông trùm.
 
Bí thư Giàng A Ký.
“Ngoài 2 đối tượng Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận, lúc bấy giờ 2 bản có 20 đối tượng tuy nã đặc biệt, sống trong dân cũng có, trong rừng cũng có. Địa hình hiểm trở, lại có đường tiểu ngạch giáp với Lào nên buôn bán, vận chuyển ma túy về đây dễ. Lực lượng chức năng khó vây bắt các đối tượng ẩn náu, những ông trùm biến đây thành căn cứ hoạt động”.
Trước khi Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận bị tiêu diệt, thì ở Lũng Xá – Tà Dê, còn có những ông trùm từng “làm mưa, làm gió” như Táng A Tàng (Tàng Keangnam) hay Sồng A Lâu.
Bản Tà Dê trở thành “thánh địa” ma túy, một phần các bản có 1-2 dòng họ chung sống với nhau, quây quần như một gia đình thu nhỏ nên tố giác tội phạm khó. Đồng thời, bọn tội phạm lợi dụng lòng tin người dân, đặc biệt thanh niên mới lớn thích khám phá, biến họ thành “con mồi”. Các thanh niên này đều từng thử thuốc phiện ít nhất một lần.
Bí thư Ký luôn bất an, đau đáu còn có những Thanh Tuân thứ hai đang hiện hữu rõ ở Lũng Xá - Tà Dê nói riêng và Lóng Luông nói chung: “Đến bây giờ một số đối tượng bị bắt đi, một số đối tượng còn lại, ẩn náu. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt, nay cơ bản tạm ổn. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều vấn đề phức tạp có thể xảy ra bất cứ lúc nào”.
Con đường vào bản Tà Dê.

Từ ngày 27 đến 29/6/2018, Công an tỉnh Sơn La phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và các đơn vị chức năng đã tổ chức lực lượng phá án tấn công vào nơi ở của Nguyễn Thanh Tuân (SN 1983 - có 4 lệnh truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng) và Nguyễn Văn Thuận (34 tuổi, tức Thuận chuột, có 2 lệnh truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trái phép chất ma túy).

Tại bản Tà Dê, các đối tượng xây dựng nhà ở kiên cố, có hầm trú ẩn, mua nhiều vũ khí quân dụng, lựu đạn, chung quanh nhà rất nhiều bình gas, bình xăng, nuôi chó dữ và có hệ thống camera chung quanh.

Thuận ở trong nhà một mình cố thủ, chống trả lại lực lượng chức năng đã bị tiêu diệt trước. Còn tại nhà của Nguyễn Thanh Tuân cùng 2 đàn em, bọn chúng tiếp tục xả súng, ném lựu đạn và các vật liệu khác về phía lực lượng Công an. Ban Chuyên án đã điều xe bọc thép tấn công trực diện vào hang ổ, tiêu diệt Tuân và đàn em.

Cơ quan công an thu giữ tại hiện trường 49 khẩu súng các loại; 17 quả lựu đạn; hơn 7.000 viên đạn các loại… Khi biết lực lượng Công an bao vây, chúng tính toán đến việc chống đối khi đặt ngay ở cổng ra vào có 4 bình gas, kẹp giữa có 1 can xăng 3-5 lít và cả lựu đạn.

Trần Hồ-Hưng Giang (Nông nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.