Những người thầm lặng giúp đời: Nữ cán bộ cảm hóa người lầm lỡ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quan tâm, động viên những người vừa ra tù, tìm mạnh thường quân hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn... là những việc làm hằng ngày của 2 nữ cán bộ được lòng dân ở TP HCM
"Những lúc thật sự bế tắc, người đầu tiên chúng tôi nghĩ đến là cô Hải" - một người dân ở hẻm 59, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM nói về bà Lê Thị Hải (Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường, Tổ trưởng Tổ dân phố 24, khu phố 2, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1).
Dân quý, dân tin
Theo bà Hải mang các túi quà đến những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong phường, đi đến đâu chúng tôi cũng nghe tiếng gọi vọng theo: "Chào cô Hải!", "Cô Hải đi đâu đấy?", "Hôm nay cô Hải không ghé nhà tôi chơi à?". Nhiều người choàng vai, bá cổ bà đầy thân tình. Dường như ở phường Nguyễn Thái Bình, người dân đã quá quen thuộc với hình ảnh nữ cán bộ Lê Thị Hải năng nổ, nhiệt tình.
Hai tay khệ nệ cầm quà, bà Hải niềm nở dừng lại chào hỏi những người từng được bà giúp đỡ không những về vật chất mà còn cả tinh thần. Gia đình ai bế tắc, khó khăn, bà đều sẵn sàng xuống tận nơi động viên, hỗ trợ hết khả năng. Xong việc, bà lại đi vận động những người khác cùng giúp đỡ.
Bà Lê Thị Hải (bìa trái) tặng quà cho một trường hợp có hoàn cảnh khó khăn Ảnh: THU TRANG
Dừng chân ở hẻm 59 Nguyễn Thái Bình, bà Hải mang cho bà Nguyễn Thị Hoa túi quà. Chỉ đơn giản là chai nước mắm, ít ký gạo và vài loại thực phẩm nhưng toàn là đồ dùng thiết yếu với người phụ nữ đơn chiếc, bệnh tật này. Khó khăn hơn phải kể đến trường hợp của gia đình bà Phan Thị Bích Duyên. Hai chị em đều bị đột quỵ, nằm liệt một chỗ. Cách đây không lâu, chị bà qua đời, một mình bà sống quạnh quẽ trong căn nhà tình thương rộng chưa đến 2 m, nhờ người anh ruột chăm lo. Trừ những lúc ngây dại, khi tỉnh táo, bà vẫn nhận ra người thường xuyên lui tới giúp đỡ mình, khi thì nước mắt lưng tròng, khi thì khúc khích cười: "Cô Hải, cảm ơn cô Hải!".
Với bà Hải, làm việc thiện cũng tự nhiên như cuộc sống hằng ngày. Tất cả đều xuất phát từ sự đồng cảm với khó khăn, vất vả của những người xung quanh. Từ ngày làm công tác Hội Chữ thập đỏ, quan tâm, gần gũi với cuộc sống của người dân, bà hiểu họ cần gì và nên giúp đỡ như thế nào.
Người cán bộ phường này còn nắm rõ tình hình sức khỏe của người dân. Thấy nhiều người mắt kém, thị lực hạn chế ảnh hưởng tới cuộc sống, bà ghi lại danh sách, sau đó kêu gọi các mạnh thường quân, các tổ chức nhân đạo xã hội hỗ trợ mổ mắt cho họ. Riêng năm 2018, bà Hải đã hỗ trợ được 5 trường hợp mổ mắt cho người nghèo.
Bà Lê Thị Hiền, Bí thư Chi bộ 2a, khu phố 2, kể rằng khi mới về khu phố 2 công tác, có những lần bà quay lại cơ quan lúc 21 giờ do quên tài liệu, ngó qua phòng bà Hải vẫn thấy đèn sáng. Bà Hải đang nói chuyện hòa giải cho một trường hợp mâu thuẫn trong khu phố. "Cô Hải là người rất tâm huyết, làm việc hết mình, luôn mong điều tốt đẹp cho người dân các khu phố" - bà Hiền nhận xét.
Giúp đỡ nhiều người hoàn lương
Một nữ cán bộ khác rất được dân thương là bà Mã Thị Đan Phượng (Trưởng Ban Công tác mặt trận khu phố, Ủy ban MTTQ phường 9, quận 4, TP HCM). Nhiều năm nay, bà luôn tích cực tham gia quản lý, cảm hóa, giúp đỡ người lầm lỗi bằng những việc làm hết sức cụ thể như: Thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ họ tiến bộ, có việc làm ổn định.
Anh H. sống ở phường 9, phạm tội đã ra tù được 2 năm. Khi mới ra tù, cuộc sống của anh rất khó khăn, không có việc làm, gia đình có mẹ già cần chăm sóc. Trường hợp của anh H. được giao về cho Hội Cựu chiến binh.
Hội Cựu chiến binh giới thiệu công việc bốc vác nhưng do sức khỏe của anh còn yếu nên anh không đáp ứng được. Mới đầu, anh H. rất buồn, chỉ ngồi một mình ở nhà. Cuộc sống của anh nhờ vào hàng ăn buổi sáng của mẹ và dì. Không lâu sau đó, anh được bà Phượng giúp tìm được một công việc nhẹ với mức lương trung bình
Bà Mã Thị Đan Phượng nhiều năm nay dạy học miễn phí cho các em nhỏ trong khu phố Ảnh: Ý Linh
Sau đó, bà Phượng còn vận động mạnh thường quân mua BHYT cho mẹ anh. Nhờ vậy, gia đình đỡ vất vả mỗi khi mẹ anh phải đi viện. Nhiều lần đến hỏi han, động viên, biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, bà Phượng đã tìm kiếm mạnh thường quân giúp đỡ gia đình 40 triệu đồng để nâng móng sửa nền nhà.
Còn L.N.T (SN 1986; ngụ tổ 28, phường 9, quận 4) mới ra tù, được bà Phượng xin cho làm đóng đế giày dép tại một tiệm giày dép ở xóm Chiếu, phường 9, quận 4. Hiện anh T. đã có cuộc sống ổn định, lấy vợ và sinh con.
Lúc anh mới ra trại, bà Phượng thường xuyên gặp rồi nói chuyện, động viên và giúp kiếm việc làm. Đi làm bận rộn, anh không có thời gian để giao du với nhóm nghiện ngập. Sau đó, anh tham gia vào một số phong trào của khu phố. Mọi người khu phố nhìn anh thiện cảm hơn, khác lúc khi anh mới ra tù, nhiều người không dám nói chuyện.
Theo bà Mã Thị Đan Phượng, bà cảm hóa, giúp đỡ những người lầm lỗi trở lại cộng đồng bằng cả tấm lòng chứ không phải trách nhiệm được giao. "Nếu như tất cả mọi người thấy người ra tù rồi nhìn họ, đối xử với họ như những con người khác biệt, khinh miệt họ hay sợ họ thì họ sẽ rất dễ nghĩ tiêu cực và lại làm những việc phạm pháp. Chính vì thế tôi coi họ, nói chuyện với họ như một người bình thường, rồi thường xuyên thăm hỏi nên họ cởi mở với mình. Đối với những trường hợp khó khăn, tôi nhờ bạn bè là những người có điều kiện về kinh tế cũng là những mạnh thường quân, tới tận nơi để chứng kiến hoàn cảnh và giúp đỡ họ" - bà Phượng chia sẻ. 
Cũng là một mạnh thường quân

Mỗi quý, bà Lê Thị Hải còn phối hợp với trạm y tế hỗ trợ cho các bệnh nhân lao và tâm thần nhẹ. Bà cũng là một mạnh thường quân trực tiếp, bền bỉ nhất. Đến thời điểm này, bà đã vận động được 585 trường hợp tham gia hiến máu; hòa giải thành công 12 trường hợp mâu thuẫn.

Thu Trang-Ý Linh (Người Lao Động)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.