Săn "lộc trời" trên phá Tam Giang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đi tủ săn cá thệ là một nghề đánh bắt cá truyền thống lâu đời của ngư dân làng Chuồn. Đây là hình thức đánh bắt cá đơn giản nhưng khá độc đáo của ngư dân vùng đầm phá Tam Giang.

Cách TP Huế chừng 10km, làng Chuồn, một tên gọi khác của làng An Truyền, thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế vốn nổi tiếng là ngôi làng có truyền thống hiếu học và nhiều đặc sản nổi tiếng gần xa như rượu gạo làng Chuồn, bánh xèo cá kình, bánh tét…Với đặc trưng là nằm cạnh khu vực đầm phá Tam Giang nên cuộc sống của ngư dân làng Chuồn chủ yếu dựa vào đánh bắt các loài thủy sản. Nhưng độc đáo nhất vẫn là nghề đi tủ săn cá thệ, một loại cá ngon từng được đưa vào Đại nội Huế để tiến vua.

 

Ngư dân làng Chuồn đánh bắt tại phá Tam Giang.
Ngư dân làng Chuồn đánh bắt tại phá Tam Giang.

Nói là nghề đi tủ nghe có vẻ lạ nhưng thực ra đây cũng chỉ là hình thức đánh bắt cá mà dụng cụ ngư dân nơi đây dùng là một tấm lưới có hình chữ nhật. Khi tấm lưới được giăng ra có hình dạng như một cái tủ mà mọi người vẫn thường làm vật dụng đựng đồ đạc. Ngoài ra, phương tiện mà ngư dân nơi đây dùng để đi săn cá thệ cũng thật độc đáo, họ sử dụng phương tiện có tên là tòng chứ không sử dụng ghe, thuyền hay tàu như những địa phương khác. Tòng là phương tiện ra khơi được đóng từ những tấm gỗ lớn mà ngư dân mua lại từ những chiếc thuyền đã qua sử dụng của dân vạn đò trên khu đầm phá Tam Giang.

Như đã hẹn trước, 4 giờ sáng chúng tôi đã có mặt tại nhà của ngư dân Trần Văn Khuê để được trải nghiệm chuyến đi săn cá thệ, cùng đi với chúng tôi còn có một ngư dân lành nghề khác, đó là anh Hồ Đắc Cối. Trước khi xuống tòng để chuẩn bị ra khơi, anh Khuê đã không ngừng nhắc nhở chúng tôi phải thật cẩn thận để tránh bị trượt chân bởi lớp rêu xanh dày đặc phủ kín lên bề mặt của chiếc tòng. Khi chúng tôi đã ổn định chỗ ngồi, hai ngư dân bắt đầu điều khiển chiếc tòng lướt nhẹ trên mặt đầm phá Tam Giang.

Sau hơn 1 tiếng, chúng tôi cũng đã tới được vị trí đánh bắt mà ngư dân địa phương gọi là Đông Am. Khi tôi thắc mắc tại sao không đánh bắt gần bờ mà lại phải đi cho xa, anh Khuê liền nói: Tuy phải đi xa mất nhiều thời gian nhưng bù lại được cá nhiều và cá to hơn những chỗ khác. Bởi thế mà ngư dân làng Chuồn vẫn còn truyền lại câu rằng: “Đông Am cá tủ ầm ầm, rổ năm, rổ bảy âm thầm mang theo”.

 

Cá Thệ - một loại cá ngon từng được tiến Vua.
Cá Thệ - một loại cá ngon từng được tiến Vua.

Anh Khuê còn cho biết thêm: “Nghề đi tủ phải được tiến hành ở những bãi nước trống, có độ sâu khoảng 2m. Nhưng theo thời gian, diện tích của những bãi nước trống ngày càng thu hẹp dần, thay vào đó là những hệ thống nò sáo dày đặc. Bởi thế, để có thể tiếp tục với nghề này thì chúng tôi phải đi xa hơn, nhiều khi còn phải chạy về đến Vinh Hiền (huyện Phú Lộc), Sịa (huyện Quảng Điền) để đánh bắt.

Nghề này cũng may rủi nhiều lắm, lúc được mùa cá, may ra anh em chúng tôi còn kiếm được người khoảng 500.000 – 700.000 đồng. Tuy nhiên, có phải lúc nào cũng gặp may đâu, những lúc “tủ hèn” (giăng tủ mà bắt được ít cá) thì may mắn lắm cũng chỉ được mấy chục ngàn, vừa đủ tiền xăng dầu thôi”.

Với đặc tính sống và di chuyển ở tầng đáy của loài cá thệ, nên chúng đặc biệt nhạy cảm với các loại âm thanh, tiếng động. Khi có tiếng động, chúng bơi thụt lùi, rồi ẩn nấp trong các đám rong rêu, nên có lẽ cái nghề đi tủ sinh ra chỉ để đánh bắt riêng mỗi loài cá này. Theo quan sát của tôi, khi giăng tủ, ngư dân phải rất vất vả lặn sâu xuống dưới nước để đặt được tủ, khi đã đặt xong tủ, họ bắt đầu điều khiển chiếc tòng chạy theo hướng một hình vòng cung, vừa chạy vừa thả dây cho đến khi nào dây xuống sát tầng đáy thì bắt đầu thu hẹp dần lại.

Việc kéo dây phải tiến hành một cách cẩn thận, chậm rãi để đảm bảo rằng sợi dây luôn sát mặt đất. Khi cá thệ nghe thấy tiếng động phát ra từ sợi dây, theo phản xạ mang tính bản năng chúng sẽ thụt lùi để lẩn trốn và cố tìm cách thoát khỏi sợi dây, nhưng càng trốn chúng lại càng sập vào bẫy là những chiếc lưới tủ đã được giăng sẵn từ trước đó.

Được biết, một mẻ giăng tủ như thế kéo dài khoảng 20 phút. Mỗi ngày, ngư dân có thể giăng từ 15 – 18 tủ, tùy theo sức lực của mình. Đến khoảng 15h30 cùng ngày, khi khoang tòng cũng đã kha khá cá và lúc này những ngư dân cũng đã thấm mệt, họ bắt đầu thu gom tủ cùng các vật dụng khác lại để quay trở về, kết thúc một chuyến ra khơi đầy nắng và gió.

Nghề đi tủ tuy vất vả, bấp bênh, nhưng cũng giúp những ngư dân nghèo đủ sống qua ngày. Ông Đoàn Rô, Trưởng thôn An Truyền cho biết: “Nghề đi tủ đã có từ đời ông cha truyền lại, nghề này rất vất vả bấp bênh, chỉ đi được vào mùa nắng còn mùa mưa thì nghỉ ở nhà, đa số thời gian ngư dân phải ở dưới nước và ngoài trời nắng”.  

Quốc Trực/phapluat

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.