Chuyện lạ đất Việt: Lão ông gánh nước kiếm ăn xuyên 2 thế kỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở tuổi 87, cụ Nguyễn Đường ở phường Minh An, khu đô thị cổ Hội An, Quảng Nam đã có thâm niên với nghề bán nước lã gần 62 năm. Ngày có đứa con trai duy nhất cũng là ngày cụ bắt đầu nghiệp bán nước lã kiếm tiền nuôi vợ con.

Bán nước từ năm 25 tuổi

Trong con hẻm sâu hun hút nơi đô thị cổ, ngôi nhà của cụ là căn phòng nhỏ chừng 12 m2 - nơi trú ngụ của 2 vợ chồng già và đứa con tâm thần lúc tỉnh, lúc mê giờ đã 55 tuổi.

 

Vợ và đứa con trai nửa tỉnh nửa mê của cụ Đường.
Vợ và đứa con trai nửa tỉnh nửa mê của cụ Đường.

“Cái nhà này tôi mua được từ những ngày gánh nước giếng cổ Bá Lễ bán cho các hàng quán ở khu phố cổ tích góp mua được từ năm 1968. Lúc đó tôi đã có vợ và thằng con trai tên Quốc nên cần phải có chỗ để trú ngụ”.

Trong trí nhớ của mình, cụ Đường kể 2 vợ chồng cụ thời trẻ làm rất nhiều nghề, từ đánh bắt cá thuê trên biển, chèo ghe đưa khách đi tứ xứ, rồi bỏ lên bờ bám trụ nghề bán nước lã. Lúc đó cụ 25 tuổi.

Đôi bàn chân cụ giờ vẹo vọ, đôi tay sần sùi cuồn cuộn cơ bắp chắc nịch dù đã ở tuổi 87.

“Khi đó đô thị cổ Hội An chưa có nước máy, tôi gánh nước bán từ sáng đến tối, mỗi gánh chừng 2 hào, đến giờ là 10.000 đồng. Thu nhập từ nghề bán nước lã không giàu có nhưng cũng đủ để tôi nuôi được vợ và thằng con trai đến giờ” - cụ Đường kể.

Trong ký ức của mình, cụ Đường bảo cả đời chưa một lần ngồi trên chiếc xe đạp hay xe gắn máy. Chỉ đôi chân đất đầu trần và đôi thùng với chiếc đòn gánh tre mòn vẹt trở thành vật dụng bất ly thân.

“Đến chừ tôi cũng không biết mình thay bao nhiêu đôi thùng và chiếc đòn gánh. Chỉ biết đôi thùng này hư, chiếc đòn gánh gãy là thay mới để gánh nước mưu sinh. Ngay quãng đường tôi đi gánh nước mỗi ngày quanh khu phố cổ, nếu cộng dồn chắc tôi đã đi quanh trái đất rồi”, cụ Đường cười vui.

Hiện cụ vẫn gánh nước giếng Bá Lễ bán cho các hàng quán nấu cao lầu, nấu mì Quảng trong khu phố cổ, bởi họ đã quen dùng nguồn nước giếng nấu ăn để có hương vị đặc trưng. Nhờ thế nên nghề của cụ vẫn còn đất sống đến bây giờ.

Bấm đốt ngón tay, cụ Đường bảo đến bây giờ cụ đã có thâm niên với nghề bán nước giếng cổ Bá Lễ cho người dân đô thị cổ qua 2 thế kỷ với gần 62 năm.

Mỗi sáng thức dậy, người dân phố cổ đã quá quen với hình ảnh cụ Đường gánh nước đi bán. Bây giờ cụ Đường được giúp sức của người vợ già nua - cụ Nguyễn Thị Mỹ (85 tuổi) - hỗ trợ xách nước đổ vào thùng. Kèm theo đó là anh con trai nửa tỉnh nửa mê Nguyễn Văn Quốc (55 tuổi).

 

Bằng ghi nhận của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.
Bằng ghi nhận của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.

Dâu bể đời người nơi phố cổ

Đưa tôi ra giếng cổ Bá Lễ nằm trong con hẻm nhỏ cạnh nhà bên kia đường, cụ Đường bảo: “Cả đời vợ chồng tôi sống nhờ cái giếng này. Nếu không có giếng cổ Bá Lễ chắc vợ chồng tôi không sống nổi,... ” - cụ Đường bảo.

Còn anh con trai, cụ kể, hổi mới sinh ra rất bụ bẫm. Nhưng ai ngờ khi lên 3 tuổi, sau trận ốm, vợ chồng cụ chạy thầy chạy thuốc đến khi hết bệnh thì bị ngẩn ngơ. Thầy thuốc nhiều nơi khám bảo bị thần kinh không chữa được.

Thế nhưng, vợ chồng cụ Đường vẫn hy vọng vào phép màu và quyết không sinh thêm con nữa, giành toàn bộ số tiền tích góp từ nghề bán nước để chữa bệnh cho con.

Song, tiền bán nước chẳng thấm vào đâu với những đơn thuốc đắt đỏ thời đó nên khát vọng chữa lành bệnh cho con vẫn còn dang dở.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự - người gắn cả đời mình với phố cổ Hội An - nói rằng, với Di sản Thế giới Hội An không chỉ có những ngôi nhà cổ rêu phong mà còn nhiều thứ để làm nên hồn phố cổ sống động.

“Trong phần hồn ấy không thể thiếu những con người bé nhỏ như cụ Đường, người cả đời gánh nước thuê để kiếm sống hay cụ bán xí mà bên lề đường mà người dân phố Hội không thể nào quên dù trải qua bao dâu bể đời người” - ông Sự nói.

Những dâu bể đời người khó định được giá trị - ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao Hội An, nói thêm. Sự tồn tại của họ, như cụ Đường, chính là những người làm nên phần hồn sống động nơi phố cổ để chúng ta trân trọng, lưu truyền và tôn thêm vẻ đẹp cho Hội An.

Ghi nhận những cống hiến để làm nên phần hồn đô thị cổ Hội An, qua nhiều lần đề cử, xem xét và tranh luận, cuối cùng Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã quyết định trao: “Người gánh nước thuê trong thời gian dài nhất tại Việt Nam” cho cụ Nguyễn Đường, 87 tuổi trú tại phường Minh An, TP. Hội An, Quảng Nam.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.