Điểm đến trên vùng đất Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Kể từ ngày đưa vào vận hành đến nay, Nhà máy Thủy điện Ialy (Công ty Thủy điện Ialy) được biết đến không chỉ bởi là nhà máy lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên mà còn thu hút đông đảo người dân cùng hàng trăm ngàn lượt du khách gần xa đến chiêm ngưỡng, khám phá mỗi khi đặt chân đến miền đất đỏ Tây Nguyên.
 

Cổng chính Nhà máy Thủy điện Ialy.
Cổng chính Nhà máy Thủy điện Ialy.

Để đến Ialy, hành trình có thể bắt đầu từ TP. Kon Tum (Kon Tum) hoặc TP. Pleiku (Gia Lai) theo quốc lộ 14 đến trung tâm hành chính huyện Chư Pah rẽ theo tỉnh lộ 603 đi chừng 20 km trên con đường nhựa êm ái, hai bên rừng cao su xanh ngắt là đến Nhà máy Thủy điện Ialy. Đến đây, du khách sẽ tận mắt nhìn thấy thủy điện lớn nhất miền Trung-Tây Nguyên, nơi ghi dấu chân chinh phục thiên nhiên của con người, nghe kể về chuyện tình của chàng Rốc-nàng Ly; chiêm ngưỡng và khám phá chuỗi các công trình kiến trúc đồ sộ, cảm nhận được cái thư thái, thanh bình của thiên nhiên, trời đất để quên đi những xô bồ, hối hả của cuộc sống hiện đại.

Mênh mông lòng hồ

Tại cổng chính vào nhà máy du khách phóng tầm nhìn để quan sát toàn bộ hồ chứa có diện tích hơn 64 km2. Ngoài vai trò tích nước phát điện, hồ Ialy còn là điểm tham quan lý tưởng cho những ai muốn khám phá sông nước. Lòng hồ bao la trong vắt vào mùa khô và mênh mang con sóng nối đuôi vỗ bờ trong những tháng mùa mưa. Đây cũng là nơi sinh sống của các loài thủy sinh nước ngọt và mỗi khi bình minh ló dạng cũng là lúc hàng đàn cò, diệc, le le… lại bay về kiếm mồi để bắt đầu cho một ngày mới.

 

Tràn xả lũ và đập dâng.
Tràn xả lũ và đập dâng.

Tràn xả lũ và đập dâng

Tràn xả lũ gồm 6 cửa van cung, mỗi cửa rộng 15 mét, có chức năng như tên gọi là xả nước vào mùa lũ. Tại nơi này vào mỗi sáng mùa lũ, du khách được chiêm ngưỡng một vùng không gian rộng lớn, lãng đãng khói sương, ẩn hiện cầu vồng 7 sắc vắt mình qua 2 bờ dòng sông.

Đập dâng dài 1.190 mét, cao 69 mét, thân đập được thiết kế hình vòng cung vừa đạt hiệu quả kỹ thuật vừa giữ được hình dáng thác Ialy huyền thoại ngày xưa. Nhìn từ xa đập dâng như dải ngân hà vắt qua bầu trời. Đứng trên đập sẽ nhìn bao quát đến tận đỉnh núi Ngọc Linh với ngút ngàn màu xanh của núi rừng. Du khách sẽ cảm nhận được cái hữu hạn của mình trong cái vô hạn của trời đất, thán phục với ý chí và lòng chinh phục thiên nhiên của những người làm thủy điện.

Đài tưởng niệm và cửa nhận nước

 

Du khách viếng thăm Đài tưởng niệm.
Du khách viếng thăm Đài tưởng niệm.

Đi hết đập dâng là đến Đài tưởng niệm, đài được thiết kế theo hình bát giác (tượng trưng 4 phương 8 hướng) tọa lạc trên đỉnh đồi cao, trang trọng và uy nghiêm. Công trình là sự tri ân và tưởng niệm những người con ở khắp mọi miền đất nước đã hy sinh trong quá trình xây dựng các nhà máy thủy điện trên dòng sông Sê San.


Sau lưng Đài tưởng niệm là cửa nhận nước, du khách sẽ chứng kiến và nghe giới thiệu về hạng mục này. Tại cửa này, nước được dẫn vào nhà máy bằng 2 đường hầm có đường kính trong 7 mét, xuyên qua núi với chiều dài mỗi hầm hơn 4.000 mét…

 

Gian máy ngầm thủy điện Ialy.
Gian máy ngầm thủy điện Ialy.

Cung điện ngầm

Là cách gọi ví von của gian máy ngầm thủy điện Ialy, nơi đặt các tổ máy. Để đến nơi này, du khách phải đi bộ trong đường hầm có chiều dài hơn 600 mét, xuyên qua lòng núi. Tại cao trình 309 mét so với mực nước biển, gian máy ngầm là khoảng không gian rộng, mát mẻ bởi hệ thống quạt thông gió. Bốn tổ máy cùng hệ thống công nghệ đồ sộ được đặt ở đây. Ánh sáng mờ ảo, âm thanh của tổ máy cùng một chút âm u đã biến gian máy ngầm thành cung điện trong lòng đất.

Xuôi dòng Sê san

Trong điều kiện thuận lợi về nguồn nước, du khách có thể xuôi dòng Sê San từ hạ lưu thủy điện Ialy bằng ca nô để đến thủy điện Sê San 3 (thủy điện lớn thứ 2 do Công ty quản lý). Hành trình xuôi dòng sông Sê San trong gần 30 phút là dịp để du khách tận hưởng cảm giác thanh bình giữa rừng già, nghe tiếng vượn hót, cá quẫy đớp mồi, ngắm thiên nhiên, trời, mây, nước Tây Nguyên…   

Và còn nhiều điều nữa ở thủy điện Ialy mà chỉ có thể cảm nhận được nếu bạn đặt chân đến nơi này.

Mẫn Lê

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.