Bài 1: Xà Nu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chúng tôi trở lại Đak Glei (Kon Tum) trong tâm trạng vừa thắc thỏm, vừa hồi hộp. Không hồi hộp sao được khi cái tên vùng đất nổi tiếng như thế mà đến mấy chục năm rồi mới trở lại. Đak Glei nổi tiếng bởi nó có “Rừng xà nu” ở làng Xô Man, và là nơi nhà văn Nguyên Ngọc đã tạc nên một nhân vật văn học vừa kỳ vĩ vừa có vẻ bí ẩn là cụ Mết. Mà, điều kỳ vĩ ấy càng hấp dẫn là bởi cụ Mết là một nhân vật có thật.
Di ảnh cụ Mết.
Di ảnh cụ Mết.
Có một sự thật là thế này, rất nhiều thầy-cô giáo dạy văn cấp III, biết tôi ở Tây Nguyên và có tìm tòi một chút về mảnh đất này, vẫn hay hỏi tôi rằng xà nu là loại cây như thế nào, nó có thật không, hay lại cũng do nhà văn Nguyên Ngọc “sáng tạo” ra như cái tên làng Kông Hoa và Xô Man nổi tiếng. Làng Kông Hoa tên thật là làng Stơr thuộc xã Tơ Tung, huyện Kbang. Còn làng Xô Man và cây xà nu?

Có nhiều khi sự thật nó đơn giản vô cùng. Khi lên Tây Nguyên, tôi đã tìm hiểu về cây kơ nia và biết nó là cây cầy (hoặc là cậy) ở đồng bằng, tìm hiểu cây pơ lang thì biết nó là cây hoa gạo, mộc miên ở miền Bắc... Vậy nên, xà nu, nó chính là cây... thông đấy ạ. Thông có hai loại, thông 3 lá và thông 2 lá. Thông hai lá mới là thông lấy nhựa, nó có thể cho 6 kg nhựa/cây/năm, từ nhựa ấy người ta làm ra colophan, còn gọi là tùng hương và dầu thông người ta hay dùng để quang nón cho bóng.
Còn cái cây xà nu ta đang nói đây nó là thông ba lá, nhựa rất ít, chủ yếu để lấy gỗ vì gỗ nó nhẹ, phổ biến là làm vỏ thùng đạn. Người dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt vùng người Dẻ Triêng ở Đak Glei chỉ sử dụng của xà nu một thứ, một thứ duy nhất, ấy là nhựa của nó để thắp sáng. Họ tước những mảnh nhựa, đốt thay đèn. Và điều ấy lý giải tại sao da người Dẻ Triêng luôn ám khói. Còn chúng ta, chỉ ngủ một đêm ở làng, sáng mai ra, lỗ mũi, vành tai, các nếp nhăn, các góc khuất... đều đầy muội nhựa thông. Tôi nhiều lần đi về các làng người dân tộc thiểu số, chưa bao giờ thấy họ sử dụng gỗ cây xà nu làm nhà hoặc sử dụng vào đời sống thường nhật, kể cả củi, có lẽ do thời ấy rừng còn nhiều loại gỗ tốt hơn cây thông nhiều mà lại không có nhựa, khói, không bị hăng... Mà có điều này chúng tôi mới phát hiện trong chuyến về Đak Glei kỳ này, ấy là người Dẻ Triêng ở đây không gọi cây thông ba lá này là xà nu, mà nó lại là loong nuh kia, thế tức là, có khi, ngay cả tên gọi xà nu cũng là của nhà văn khai sinh cho nó?...
Làng Xốp Nghét hôm nay. Ảnh: Văn Công Hùng
Làng Xốp Nghét hôm nay. Ảnh: Văn Công Hùng
Hồi ấy, trong “Rừng xà nu” của Nguyên Ngọc, xà nu còn là rừng, sum suê và cổ thụ. Tôi nhớ lần đầu tiên lên Đak Glei là năm 1982, từ Pleiku lên phải đi ba ngày bằng xe zin ba cầu, xà nu vẫn còn là rừng, cây nào cây ấy to cỡ hai người ôm, cao vời vợi, trên ngọn sóc, khỉ chuyền cành... Bây giờ về lại, chả thấy xà nu cổ thụ đâu nữa, chỉ toàn là thông non.

Khoảng cuối những năm tám mươi của thế kỷ trước, cái hồi ông Tư Đành với cái Công ty Công-Nông-Lâm nghiệp Đak Glei đang còn nổi đình nổi đám, ông Tư Đành có tổ chức cho một tốp nhà văn lên thăm Công ty. Sướng nhất là trong số khách mời có nhà văn Nguyên Ngọc. Tôi tháp tùng ông đi chuyến ấy. Ông Tư Đành bố trí một xe U-oát mới tinh, hai cầu, một cậu lái xe tên Ngọc Anh, vào loại giỏi nhất trong đội ngũ lái xe của Công ty. Và Ngọc Anh đã chứng tỏ là một tay lái lụa thật sự khi đưa chúng tôi leo lên tận đỉnh Ngọc Linh, lên Mường Hoong, Đak Choong, Đak Nhoong... giữa mùa mưa mù mịt, cách mấy mét không nhìn thấy phía trước, đường đất, nhiều đoạn sụt lở, có đoạn chỉ có thể tiến hoặc lùi, không thể quay đầu, nhiều lúc xe chênh vênh trên bờ vực...
Ông Nguyên Ngọc ngồi ghế trên, mặt không biến sắc, mắt đảo liên tục vừa dò đường, vừa tìm đường.
Vâng, ông đang tìm đường về làng Xô Man...
Văn Công Hùng

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.