Khi cây sả và khoai nước biến hình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ cây sả và thân cây khoai nước phơi khô, 2 học sinh Phạm Thành Chung (lớp 11E) và Phạm Hà Trang (lớp 12N), Trường THPT Yên Khánh A, H.Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã tạo ra các đồ dùng như rổ đựng, khay, đế lót ly, nón, dép đi trong nhà…
Trang kể cơ duyên để cô và bạn sáng tạo cùng cây sả và cây khoai nước đó chính là thói quen dùng lá cây của ông bà. “Tôi luôn hãnh diện kể cho bạn bè nghe ông bà mình luôn sử dụng các loại lá cây sẵn trong vườn như lá chuối, lá dong… để gói đồ. Tàu lá cau rụng ông để làm chổi quét còn cuống lá khoai, lá sả… bà làm dây buộc. Ông bà ít khi dùng túi ni lông, chẳng mấy khi mua rổ đựng ly, chén bát bằng nhựa”, Trang kể.
Ở xã Khánh Nhạc, kế bên nơi Trang và Chung đang sống có nghề đan thủ công từ cói, cây bèo tây (lục bình). Hai người bạn luôn suy nghĩ ngoài cói và bèo tây, có thể dùng những loại cây gì dễ trồng, dễ kiếm ngoài tự nhiên để có thể làm nên những vật dụng thân thiện trong cuộc sống, giảm thiểu dùng đồ nhựa, thải nhựa ra môi trường?
 
Hai bạn Chung (phải) và Trang với đồ thủ công từ cây sả, khoai nước. Ảnh: Nguyễn Hiền
Hai bạn Chung (phải) và Trang với đồ thủ công từ cây sả, khoai nước. Ảnh: Nguyễn Hiền
Trang và Chung tìm hiểu, họ nhận ra cây sả rất dễ trồng ở các khu đất bỏ hoang, thiếu nước, không mất nhiều công chăm sóc. Cây sả khô còn có mùi thơm đặc trưng, ít ngấm nước, dai, bền. Bên cạnh đó, cây khoai nước dễ sống, thân khoai dài, phơi khô dẻo, dai, nhẹ… có thể đan thành các vật dụng rất tiện lợi.
Bắt tay vào đan thử, nhờ sự hỗ trợ của cô giáo và các cô chú chuyên đan đồ thủ công trong vùng, Trang và Chung đã tạo ra nhiều đồ vật rất dễ thương. Với cây sả phơi khô, họ tạo ra khay, hộp đựng, búi rửa bát, đồ trang trí, giỏ ủ nước nóng, mũ (nón)… Trong khi từ thân cây khoai nước phơi khô có thể làm thành khay, hộp đựng hạt quả khô, giỏ đi chợ, túi xách, thảm lau chân, thảm lót sàn…
“Đồ dùng đan từ cây sả có ưu điểm là mùi thơm đặc trưng, nhẹ, ít thấm nước. Nhưng khi phơi khô thì sả giòn, dễ gãy vì vậy phải đan kết hợp với cói, mây… Đồ đan từ cây khoai nước nhẹ, dai, bền, mềm, dù không cho mùi thơm như cây sả. Các vật dụng trong gia đình đan từ cây sả, khoai nước dễ làm, cho tính thẩm mỹ cao. Nếu được dùng rộng rãi sẽ giúp hạn chế đồ nhựa, thân thiện với môi trường”, Chung hào hứng kể.
Vùng quê Yên Khánh của Trang và Chung từng là vùng trồng lúa, sau đó khu công nghiệp mọc lên, người dân ít trồng lúa dần, ruộng vườn, hoa màu bị bỏ hoang. Khoai nước cũng mọc hoang dại khắp các bờ ao, kênh, vốn chỉ được lấy về làm đồ ăn cho lợn.
Hai học trò mong muốn dự án được áp dụng trong thực tế. Khi ấy, những vùng đất hoang hóa được phủ xanh bằng cây sả, vừa thu hoạch làm thực phẩm - dược phẩm, vừa tận dụng để đan đồ thủ công. Nhờ đó, bà con có thêm một nguồn thu nhập.
Cô Nguyễn Thị Hiền, giáo viên sinh học Trường THPT Yên Khánh A, người đồng hành cùng 2 học trò trong dự án trên cho hay các sản phẩm đan từ cây sả, khoai nước chưa được áp dụng các biện pháp bảo quản, sấy, nhuộm màu như với các sản phẩm cói, bèo ở địa phương. Điều này cần khắc phục để đảm bảo thẩm mỹ, độ bền...
Theo Thúy Hằng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.