9X gác bằng đại học kiến trúc, về quê nuôi tôm rừng, thu nhập khấm khá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mạnh dạn khởi nghiệp ngay trên mảnh đất quê nhà với con tôm rừng, anh Phạm Xuân Thành (31 tuổi, ngụ ấp Ông Quyền, xã Tân Ân Tây, H.Ngọc Hiển, Cà Mau) trở nên khấm khá.
Giữ nghề truyền thống của gia đình
Năm 2014, tốt nghiệp đại học ngành kiến trúc, anh Thành làm việc tại TP.HCM. Thời gian này, anh thường mang đặc sản tôm rừng ở quê lên bán cho bạn bè và nhận được sự nhiều lời khen bởi sản phẩm sạch và thơm ngon. Năm 2016, anh Thành quyết định về quê khởi nghiệp từ con tôm rừng để nối nghiệp gia đình giữ rừng.

Gia đình anh Thành thu hoạch tôm theo con nước. Ảnh: Duy Tân
Gia đình anh Thành thu hoạch tôm theo con nước. Ảnh: Duy Tân
Anh Thành cho biết, hơn 30 năm qua, gia đình anh sống nhờ vào 9 ha rừng ngập mặn. Diện tích rừng này được nhà nước bàn giao cho người dân khai thác dựa trên tài nguyên, thủy sản sẵn có, vừa trồng và bảo vệ rừng. Rừng nuôi dưỡng nguồn lợi từ thiên nhiên. Cư dân vùng rừng hưởng lợi ích từ rừng nên ai nấy đều tự giác trồng và bảo vệ rừng. Bởi vậy, anh cũng mong muốn góp phần bảo vệ và khởi nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương mình.

Cánh rừng 9 ha do gia đình thành quản lý, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Duy Tân
Cánh rừng 9 ha do gia đình thành quản lý, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Duy Tân
Nhận thấy thu nhập của cư dân nơi đây chủ yếu dựa vào nguồn tôm, cua, cá tự nhiên và phụ thuộc vào thương lái nên anh Thành tìm hướng đi riêng, tạo ra các sản phẩm từ con tôm để nâng cao thu nhập. “Thay vì chỉ nuôi tôm thiên nhiên rồi bán cho thương lái, phụ thuộc hoàn toàn vào họ, tôi muốn tạo ra sản phẩm đặc trưng mang hương vị quê nhà. Vậy là tôi thử nghiệm làm ra nhiều sản phẩm mới từ tôm để bán cho các thành phố lớn”, anh Thành chia sẻ.
Đa dạng sản phẩm từ tôm rừng
Thời gian đầu, anh Thành gặp nhiều khó khăn vì quy mô sản xuất nhỏ, ít người biết đến. Anh phải kiên trì giới thiệu đến khách hàng thương hiệu tôm rừng Cà Mau. Dần dà, khi chứng minh được thương hiệu thông qua chất lượng sản phẩm thì anh có lượng khách hàng ổn định.

Sản phẩm tôm rừng phơi khô của anh Thành được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Duy Tân
Sản phẩm tôm rừng phơi khô của anh Thành được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Duy Tân
Anh Thành cho biết, nuôi tôm tự nhiên ngày nay cũng dựa vào kinh nghiệm dân dã của ông bà xưa. Thức ăn hầu hết là lá cây, rong tảo, sinh vật phù du… có sẵn trong thiên nhiên. Mỗi tháng, cư dân rừng đước khai thác nguồn lợi thủy sản 2 lần vào con nước rằm và con nước 30. Vào lúc này, tôm thẻ, tôm sú, cua, cá các loại cá cũng phong phú hơn. “Tôm có 2 loại, tôm giống do người dân thả nuôi và tôm thiên nhiên. Hầu hết người nuôi thả tôm sú bởi có giá trị kinh tế cao”, anh Thành chia sẻ.

Các sản phẩm được chế biến từ tôm rừng. Ảnh: Duy Tân
Các sản phẩm được chế biến từ tôm rừng. Ảnh: Duy Tân
Hiện mỗi tháng, số lượng tôm thu hoạch và bao tiêu mua từ nông dân hơn 1 tấn. Anh Thành chế biến thành 2 dòng sản phẩm khô và đông lạnh như: Tôm tươi cấp đông, riêu tôm đông lạnh, tôm khô, mắm tôm chua, bánh phồng tôm… Giá bán tôm khô khoảng 1,3 triệu đồng/kg, riêu cua giá 30.000 đồng… Nhờ đó, anh có nguồn thu nhập khấm khá. Tất cả sản phẩm được làm thủ công nên giữ lại gần như trọn vẹn hương vị.

Sản phẩm từ tôm rừng được chế biến đa dạng bán ra thị trường. Ảnh: Duy Tân
Sản phẩm từ tôm rừng được chế biến đa dạng bán ra thị trường. Ảnh: Duy Tân
Ngoài sản phẩm thương hiệu con tôm rừng, anh Thành còn giới thiệu cuộc sống dân dã đậm chất địa phương qua những clip ngắn đăng tải lên mạng xã hội. Từ đó giới thiệu hình ảnh của rừng ngập mặn Cà mau đến với du khách gần xa. Hiện anh còn mở homestay làm du lịch, đón tiếp du khách trong và ngoài nước đến tham quan mô hình nuôi tôm thuận thiên. Đồng thời, tạo việc làm cho 7 lao động địa phương với mức lương tính theo năng suất làm trong ngày.
Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.