Khởi nghiệp từ "tay trắng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khởi nghiệp từ “tay trắng”, đến nay, anh Lê Văn Khởi (sinh năm 1977) - chủ xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất ở thôn Đồng Sình, xã Phú Nhuận (Như Thanh) trở thành tấm gương nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Khởi nghiệp từ “tay trắng”, đến nay, anh Lê Văn Khởi (sinh năm 1977) - chủ xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất ở thôn Đồng Sình, xã Phú Nhuận (Như Thanh) trở thành tấm gương nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Anh Lê Văn Khởi kiểm tra sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Anh Lê Văn Khởi kiểm tra sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Khởi cười nói: “Bản thân tôi nhận thấy mình chưa giỏi và còn phải học hỏi nhiều. Thành quả của ngày hôm nay là nhờ sự cần cù, chịu khó, nỗ lực của mấy chục năm lao động, sản xuất. Bác Hồ đã dạy rồi, bổn phận của người Việt Nam, bất kỳ là ai đều phải thi đua lao động, sản xuất, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội”.
Xuất thân trong một gia đình thuần nông ở huyện Như Thanh, năm 1996, anh Khởi tham gia nghĩa vụ quân sự. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về địa phương với niềm đam mê, khao khát phát triển nghề mộc tại quê nhà, anh Khởi quyết định mở xưởng sản xuất đồ mộc tại gia đình. 
Thời gian đầu xưởng sản xuất của anh gặp nhiều khó khăn về đầu ra cho sản phẩm do anh phải tự đi tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm và tự mày mò, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất sản phẩm phù hợp. 
Anh Khởi cho biết: “Ban đầu, chưa có khách hàng, tôi đem sản phẩm mình làm ra giới thiệu cho những người quen và đem đi bán tại các xã trên địa bàn huyện. Cứ như vậy, sau 3 năm (kể từ khi mở xưởng mộc), tôi đã tạo được lòng tin và có nhiều khách hàng khắp tỉnh, đồng thời trả hết nợ vay ban đầu, có vốn để quay vòng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của gia đình”.
Hiện gia đình anh có 1 xưởng sản xuất với diện tích gần 400m2 và cửa hàng trưng bày sản phẩm chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng: bàn, ghế, giường, tủ, kệ... 
Từ sự nhạy bén trong việc tiếp cận thị trường đến đa dạng hóa các mặt hàng, sản phẩm, cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp của anh ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường. 
Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 12 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 4,5 - 8 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm, gia đình anh có nguồn thu trên 3 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn thu nhập gần 300 triệu đồng.
Tâm sự về nghề, anh Khởi cho biết thêm, để có được thành công trong sản xuất, người làm mộc phải giữ được niềm tin vào nghề của mình. Muốn sản phẩm của mình có chỗ đứng trên thị trường phải lấy được lòng tin của đối tác và khách hàng bằng chất lượng sản phẩm, mẫu mã đa dạng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 
Điều quan trọng nhất là luôn đề cao chữ “tín” và đạo đức nghề nghiệp. Có như vậy thì mới sống được với nghề.
Không những sản xuất, kinh doanh giỏi, anh Khởi còn là hội viên hội nông dân có tinh thần trách nhiệm tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động mà các cấp hội và địa phương phát động, góp phần chia sẻ với những người khó khăn. 
Bên cạnh đó, bằng những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm kinh tế, anh luôn chia sẻ, giúp đỡ anh em, bạn bè có ý tưởng phát triển nghề mộc trên mảnh đất quê hương.
Với những thành tích đạt được, anh Lê Văn Khởi nhiều năm liên tục được các cấp tặng bằng khen, giấy khen và đạt danh hiệu gia đình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh nhiều năm liên tục.
Quốc Hương (Theo Báo Thanh Hóa/Dân Việt)

https://etime.danviet.vn/khoi-nghiep-tu-tay-trang-20200825210441207.htm

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.