'Hô biến' mo cau thành sản phẩm sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nguyễn Sơn Tịnh đã biến hóa mo cau thành những sản phẩm sử dụng một lần thay thế đồ nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.
Nguyễn Sơn Tịnh và sản phẩm dự án từ mo cau của mình ẢNH: NVCC
Nguyễn Sơn Tịnh và sản phẩm dự án từ mo cau của mình ẢNH: NVCC

Nguyễn Sơn Tịnh sinh ra và lớn lên ở TT.Hoài Nhơn (Bình Định). Một lần tiếp đối tác từ Ấn Độ sang ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cước xơ dừa của gia đình, Sơn Tịnh vô tình xem được video từ các sản phẩm từ mo cau. Từ đó, anh nảy ra ý tưởng khởi nghiệp với sản phẩm này ngay tại quê nhà.

Sơn Tịnh bắt tay vào tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm làm từ mo cau. Để cho ra thành phẩm từ mo cau, Sơn Tịnh thực hiện qua nhiều giai đoạn như thu mua mo cau từ địa phương, làm sạch mo cau, cho vào khuôn cắt sản phẩm và tạo hình, khử trùng tia UV. Sản phẩm làm từ mo cau trở thành những vật dụng sinh hoạt như: Đĩa vuông, đĩa tròn, đĩa chữ nhật, muỗng thìa, tô, chén... Các sản phẩm này được khách hàng đánh giá là sạch sẽ, tiện lợi, bảo vệ môi trường và đặc biệt là nhìn rất bắt mắt.
Sơn Tịnh cho biết: “Lúc đầu mình mang nhiều nỗi lo về thị trường, vì sản phẩm này giá thành cao hơn so với đồ nhựa, nên mọi người chưa thật sự đón nhận. Bên cạnh đó, cũng có thuận lợi vì mo cau ở quê làm nguyên liệu đốt, giờ tiến hành thu mua bà con biết cũng như chủ động tìm đến, khiến nguồn nguyên liệu khá dồi dào”.
Những sản phẩm mo cau của Sơn Tịnh dần được nhiều người biết đến. Hiện nay các sản phẩm làm từ mo cau đã chính thức có mặt ở thị trường như: Quy Nhơn, Đà Nẵng, TP.HCM... Nguồn nguyên liệu có thể tận dụng từ địa phương, nhưng nguồn vốn xây dựng cơ sở và trang thiết bị máy móc để sản xuất cần trên 1 tỉ đồng. Để có được vốn khởi nghiệp, Tịnh đã thuyết phục gia đình, người thân hỗ trợ, cùng với tiền tích góp những năm đi làm.
Vào tháng 10.2019 khi có đủ vốn anh đã thành lập công ty, sản xuất từ 800 - 1.000 sản phẩm/ngày, với 10 sản phẩm khác nhau, như: khay, đĩa, muỗng...
Những sản phẩm này bước đầu chào bán được một số nhà hàng khá hài lòng. Sản phẩm có thể dùng nhiều lần nếu đựng thức ăn khô, thậm chí cả đựng thức ăn nước nhưng rửa sạch, phơi khô. Tạo thêm nguồn thu nhập cho bà con quê hương. Và đồng thời cũng mang thông điệp bảo vệ môi trường.
Tịnh còn phối hợp với Đoàn thanh niên trồng cau ven đường, và thuê đất để trồng cau xây dựng nguồn nguyên liệu dồi dào, thuận lợi hơn khi sản xuất.
“Mình khởi nghiệp từ nguyên liệu mo cau không chỉ là khai thác nguyên liệu vốn có từ quê nhà, mà còn muốn tạo điều kiện giúp người dân địa phương có thêm nguồn thu từ mo cau. Cùng với đó là tạo thêm điều kiện cho thanh niên trong địa phương không thất nghiệp (mức lương bình quân 4 - 5 triệu đồng/tháng)”, Sơn Tịnh tâm sự.
Chia sẻ về dự định tương lai, Sơn Tịnh cho biết vẫn đang cố gắng để mang sản phẩm làm từ mo cau ra thị trường nước ngoài.
Theo Trần Thanh Thảo (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.