Startup làm sữa mẹ nhân tạo nhận 3,5 triệu USD từ Quỹ của tỷ phú Bill Gates

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công ty khởi nghiệp mới Biomilq đã nghiên cứu và tạo ra một loại sữa mẹ nhân tạo, có thể thay đổi ngành công nghiệp sữa bột trẻ em. Startup này vừa gọi vốn thành công 3,5 triệu USD từ Quỹ đầu tư Breakthrough Energy của tỷ phú Bill Gates.
Startup Biomilq có trụ sở tại Bắc Carolina thông báo, họ vừa gọi vốn thành công 3,5 triệu USD từ Quỹ đầu tư Breakthrough Energy của tỷ phú Bill Gates.
Breakthrough Energy là quỹ dành cho công tác chống biến đối khí hậu. Ngoài Bill Gate, các thành viên trong nhóm đều là những tỷ phú nổi tiếng nhất thế giới như: Jeff Bezos, Mark Zuckerberg, Richard Branson, Masayoshi Son, Jack Ma, Michael Bloomberg và Marc Benioff.
Biomilq được thành lập bởi Leila Strickland và Michelle Egger, đây là một công ty dinh dưỡng trẻ sơ sinh sử dụng nông nghiệp tế bào để sản xuất sữa mẹ nuôi cấy tế bào động vật có vú.
Hai nhà sáng lập Biomilq.
Hai nhà sáng lập Biomilq.
Nông nghiệp tế bào là lĩnh vực sản xuất các sản phẩm động vật, như thịt, trực tiếp từ nuôi cấy tế bào thay vì nuôi động vật để sản xuất các sản phẩm tương tự. So với các sản phẩm động vật thông thường, nông nghiệp tế bào cung cấp một cách khác và bền vững hơn.
Kể lại hành trình khởi nghiệp của mình, người đồng sáng lập Biomilq Leila Strickland cho biết, ý tưởng về sữa mẹ được nuôi cấy từ tế bào động vật có vú vào năm 2013. Sau khi hoàn thành khóa học về tế bào sinh học và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Stanford, Strickland bắt đầu tìm hiểu về việc sử dụng nuôi cấy tế bào để sản xuất thức ăn. Cô hoàn toàn bị ý tưởng này thu hút.
Sau đó, Strickland cùng chồng cô chuyển đến Bắc Carolina và mở phòng thí nghiệm để bắt đầu nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu của mình, Strickland đã tìm hiểu về các tế bào động vật có vú và cách sửa đổi hệ thống nuôi cấy tế bào để hỗ trợ sản xuất sữa.
Đến năm 2019, Strickland nhận thấy thời điểm đã chín muồi để sản xuất sữa bằng công nghệ. Thời gian đó, Strickland gặp người đồng sáng lập của mình là Michelle Egger, người có đam mê về những vấn đề dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Egger là một nhà khoa học thực phẩm được đào tạo. Cô từng làm việc trong một loạt các vị trí liên quan đến sản xuất sữa, từ quá trình lên men đến thương mại hóa sữa.
Biomilq kỳ vọng trong tương lai sữa mẹ nhân tạo có thể thay thế sữa bột.
Biomilq kỳ vọng trong tương lai sữa mẹ nhân tạo có thể thay thế sữa bột.
Sau khi gặp nhau và chia sẻ các ý tưởng, hai người phụ nữ bắt tay vào việc, tháng 9/2019 Biomilq ra đời. Vào tháng 2/2020 , Biomilq ra đời và chia sẻ về khái niệm sản xuất sữa mẹ từ nuôi cấy tế bào. Biomilq xác nhận rằng các mẫu của họ có chứa thành phần protein và đường chiếm ưu thế có trong sữa mẹ.
Đó là một phương pháp để sản xuất sữa mẹ nhân tạo từ các tế bào mô tuyến vú của con người. Các tế bào này đang được nuôi cấy trên quy mô thương mại. Biomilq kì vọng sẽ thay thế sữa bột cho trẻ em, ngành công nghiệp góp phần tăng lượng khí thải toàn cầu.
"Nuôi con bằng sữa mẹ vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ em. Con tôi sinh non vài tuần và tôi rất khó khăn để cho con bú", Strickland chia sẻ. 
Startup này cho biết thêm: "Chúng tôi là công ty đầu tiên có thể sản xuất và kết hợp các thành phần chính của sữa mẹ, trong một quy trình vô trùng khép kín và không gây ô nhiễm môi trường". Bên cạnh việc giảm lượng khí thải nhà kính phát ra trong quá trình sản xuất, sản phẩm sữa mẹ nhân tạo cũng cung cấp một sự thay thế có lợi hơn sữa bột trẻ em.
Tuy nhiên vẫn chưa rõ khi nào sản phẩm sữa mẹ nhân tạo của Biomilq mới xuất hiện trên thị trường. Trước khi làm được điều đó, Biomilq sẽ cần phải xin giấy phép của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA.
Biomilq không phải là startup duy nhất trên thị trường tham gia trong lĩnh vực sữa mẹ nhân tạo. Phòng thí nghiệm Turtle Tree tại Singapore cũng đang nỗ lực để đưa sữa mẹ nhân tạo ra ngoài thị trường. Các lãnh đạo Biomilq mong muốn sẽ có thêm nhiều lao động là phụ nữ, và sẽ đẩy sản phẩm lên kệ hàng trong vòng 5 năm tới.
"Chúng tôi có thể cung cấp dinh dưỡng tốt hơn cho 84% trẻ sơ sinh tại nước Mỹ. Đồng thời, công ty cũng giảm tác động của việc sản xuất sữa động vật lên Trái đất", Strickland bày tỏ.
Theo Hồng Phương (Dân Việt)

https://etime.danviet.vn/startup-lam-sua-me-nhan-tao-nhan-35-trieu-usd-tu-quy-cua-ty-phu-bill-gates-20200623171348646.htm

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.