Độc đáo: "Phẫu thuật thẩm mỹ" làm đẹp cho cá rồng ở Khánh Hòa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong thú chơi cá kiểng, cá rồng là loài cá được ưa chuộng bậc nhất vì vẻ đẹp vương giả cũng như quan niệm phong thủy. Cá rồng có tên gọi là Arowana, xuất phát từ hai tên gọi của chúng ở Indonesia là “Arwana” hay “Nirwana” có nghĩa là lý tưởng, hoàn hảo.
Đặc điểm chung của cá rồng là có kích thước lớn, có hai râu nhọn chĩa ra ở hàm dưới, vảy lớn và có màu sắc óng ánh, vây bơi dài, dáng bơi khoan thai, oai vệ như loài rồng trong truyền thuyết Á Đông. 
Ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), người chơi cá rồng cũng khá nhiều và cũng khá chịu chi. Ít thì dừng lại ở mức tiền khoảng dưới 5 triệu đồng/con, có điều kiện hơn thì vô chừng, 20 triệu, 30 triệu đồng hay thậm chí hàng trăm triệu đồng cho một con cá rồng cũng có.
Một con Huyết Long đẹp với màu vây đỏ đậm, đều, mắt cân đối và dáng bơi khoan thai.
Một con Huyết Long đẹp với màu vây đỏ đậm, đều, mắt cân đối và dáng bơi khoan thai.
Được nhiều người giới thiệu, chúng tôi biết đến anh Hồ Quang Huy, nhà ở đường Đồng Nai (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Anh hiện là Hội trưởng Hội Cá rồng Nha Trang với khá nhiều thành viên. Đến nhà anh, người không biết dễ tưởng đây là tiệm bán cá cảnh vì án ngữ ngay phòng khách trước nhà là hơn mười bể kính nuôi cá rồng rất lớn, mỗi bể cá lại có một chú cá rồng đang khoan thai uốn lượn. 
Anh Huy cho biết, cá rồng được nuôi ở Việt Nam có 4 loại chính: Huyết Long, Kim Long, Ngân Long và Thanh Long. Trong đó, giá trị hơn cả là Huyết Long (vảy đỏ, ánh kim) và Kim Long (vảy vàng, ánh kim).
Một con cá rồng đẹp phải có được những yếu tố: màu vảy đậm, vảy đều, đẹp, không bị bong tróc; thân hình cân đối, dáng bơi khoan thai, thư thái làm nên thần thái cá; râu cá không bị đứt, gãy, miệng không trề, mắt không xệ...
Thấy tôi có vẻ “lạc lối” trước đủ thứ tiêu chí để nhận biết cá rồng đẹp, anh Huy cười: “Chưa đâu, còn những cái độc, dị lắm, mà phải đủ tiền và có duyên mới tìm được cá độc”.
Anh Hồ Quang Huy với những chú cá rồng được nhập từ nước ngoài về có trị giá hàng chục triệu đồng.
Anh Hồ Quang Huy với những chú cá rồng được nhập từ nước ngoài về có trị giá hàng chục triệu đồng.
Thấy tôi có vẻ chú ý con cá rồng có chiều dài chỉ khoảng 20cm, nhỏ hơn hẳn so với các con cá thông thường khác, lưng bị gù nhưng lại cân đối, khiến con cá có phần khác biệt, anh nói: “Đó, ăn nhau là cái gù đấy đấy. Trong khoảng vài ngàn con cá rồng, sẽ có một con bị tật nhưng vẫn giữ được nét cân đối. Con cá này nhập từ Indonesia về, đặc điểm là bị gãy phần xương và nhô lên hẳn, được gọi là fafulong...".
Theo anh Hồ Quang Huy, con cá rồng này từng vô địch cuộc thi về cá rồng hạng mục size nhỏ tại Indonesia. Bây giờ giá của nó cũng phải 130 triệu đồng. Nhiều người hỏi mua lắm nhưng anh không bán. Lý do là cá cũng làm nên thương hiệu người nuôi. Chỉ cần nhìn hình ảnh con cá này, dân chơi cá rồng miền Nam đều biết là của anh. 
Ở Khánh Hòa, anh Huy còn được biết đến là người duy nhất có khả năng “phẫu thuật thẩm mỹ” cho cá rồng. Chẳng hạn với một con cá bị xệ mắt, chỉ chừng 30 phút, anh có thể cắt bớt phần mỡ, giúp mắt cá cân đối trở lại. Vậy nên, người chơi cá ở đây tìm đến anh nhờ “làm đẹp” cho cá rồng không ít.
Một ca “phẫu thuật thẩm mỹ” làm đẹp mắt cho cá rồng.
Một ca “phẫu thuật thẩm mỹ” làm đẹp mắt cho cá rồng.
Mà cũng lạ, giá trị của cá rồng cũng không cố định mà tùy vào người nuôi. Nếu họ biết điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ hồ, chăm kỹ, cá ngày càng đẹp thì giá trị càng cao, và ngược lại. Có người nuôi cá rồng không biết chăm, chỉ một đêm, hàng chục triệu đồng cũng đi tong theo những chú cá.
Nhiều người tin rằng cá rồng mang lại may mắn cho người nuôi. Cá càng phát mã thì vượng khí của gia chủ càng tăng và ngược lại. Chính vì được xem là loài cá phong thủy, cho nên cũng chẳng lạ khi giới nuôi cá rồng thường truyền tai nhau những câu chuyện mang màu sắc huyễn hoặc như cá rồng có thể gánh hạn thay chủ nuôi hoặc người nuôi cá ốm thì cá cũng ốm... 
Giữa lo toan bộn bề của cuộc sống, khi rảnh rỗi mà được ngắm những chú cá rồng bơi lượn khoan thai trong bể kính trong nhà cũng thấy nhẹ nhàng, thư thái phần nào. Âu đó cũng là cái lợi ích dễ thấy nhất của thú chơi cá rồng.
Theo Vĩnh Thành (Báo Khánh Hòa/Dân Việt)

http://danviet.vn/muon-cach-lam-giau/doc-dao-phau-thuat-tham-my-lam-dep-cho-ca-rong-o-khanh-hoa-1066206.html

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.