Nguyễn Văn Thường: Làm giàu từ vườn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến thôn Linh Nham (xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) hỏi thăm anh Nguyễn Văn Thường hầu như ai cũng biết. Bởi lẽ, ở tuổi 29, chàng trai này đã có trong tay 9 ha đất trồng hồ tiêu, cà phê và cây ăn quả, mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng.

Nguyễn Văn Thường cho biết, anh sinh ra và lớn lên tại thôn Linh Nham. Ngay từ nhỏ, Thường đã rất thích theo ba mẹ ra vườn chăm sóc cà phê, trồng các loại cây ăn trái. Đam mê này ngày một lớn dần, đến nỗi khi vừa học xong lớp 11, Thường quyết định nghỉ học để... làm nông dân. Thấy con trai quyết tâm, ba mẹ Thường cho anh một mảnh đất để “bắt đầu sự nghiệp”. 

 

Nguyễn Văn Thường bên vườn bơ giống mới 034.    Ảnh: H.Đ.T
Nguyễn Văn Thường bên vườn bơ giống mới 034. Ảnh: H.Đ.T

Năm 2011, cây chanh dây bắt đầu phát triển ở Gia Lai. Vốn nhanh nhạy, Thường bắt tay trồng loại cây này trên diện tích 0,5 ha. Số tiền thu được từ bán chanh dây, anh tích lũy dần để mua thêm đất. Đến năm 2016, anh đã có trong tay 5 ha đất. Toàn bộ diện tích này, Thường đều trồng chanh dây. Thời điểm ấy, có lúc chanh dây lên 50 ngàn đồng/kg. Với 5 ha chanh dây, có ngày, Thường thu đến 120 triệu đồng. Điều đặc biệt là vườn chanh dây của Thường lúc nào cũng bán được giá. Hỏi về bí quyết, Thường chia sẻ là do anh nắm bắt được kỹ thuật chăm sóc, bón phân để chanh dây ra quả trong mùa nắng, cây không bị sâu bệnh và đạt năng suất cao, bình quân mỗi héc-ta thu được 40-50 tấn quả.

Sau một thời gian trồng chanh dây, thấy người dân ồ ạt phát triển loại cây này, Thường quyết định giảm dần diện tích để lấy đất canh tác các loại cây trồng khác như hồ tiêu, cà phê. Tuy nhiên, khi bắt đầu trồng hồ tiêu, do thiếu kinh nghiệm chăm sóc nên có đợt, vườn hồ tiêu của anh bị chết hơn 200 gốc. Vậy là anh liền đi đến các vùng chuyên canh hồ tiêu để học hỏi kinh nghiệm, đem về áp dụng cho vườn hồ tiêu của mình. Nhờ kinh nghiệm tích lũy dần, cộng với điều kiện đầu tư đảm bảo, vườn hồ tiêu của anh từ đó luôn xanh tốt và cho năng suất cao. Hiện nay, Thường có tổng cộng 9 ha đất. Trên diện tích này, anh trồng 6.000 cây cà phê, 4.000 trụ hồ tiêu. Năm 2017, anh thu về hơn 80 tấn cà phê tươi, 4 tấn hạt tiêu khô, bán được gần 1 tỷ đồng.

Ngoài việc tập trung chăm sóc diện tích cà phê và hồ tiêu hiện có, thời gian qua, Thường còn lên mạng internet tìm hiểu các loại giống cây ăn quả phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương để đưa về trồng. Trước khi trồng, anh khăn gói qua các nhà vườn ở Đak Lak, Lâm Đồng, thậm chí xuống tận Bến Tre để học tập kinh nghiệm và tìm giống tốt để đặt mua. Đến nay, Thường đã trồng được 400 cây bơ giống 034, hơn 100 cây na Thái, 350 cây sầu riêng… Trong đó, cây bơ đã cho thu hoạch.

 

Kinh nghiệm khởi nghiệp của NGUYỄN VĂN THƯỜNG:

* Muốn thành công phải có sự đam mê.
* Không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức.
* Kiên trì, chịu khó.

Thường cho biết: Ngoài những giống bơ trái mùa nổi tiếng như: bơ booth, bơ hass, bơ reed và bơ tứ quý thì còn có một giống bơ khác là bơ 034, hay còn gọi là bơ sáp. Giống bơ này được các kỹ sư nông nghiệp đánh giá cao bởi cho năng suất cao, sai quả và rất thích hợp với điều kiện khí hậu của Tây Nguyên. Bơ 034 khi chín lớp vỏ có màu xanh bóng, phần cơm màu vàng, hạt rất nhỏ, có quả còn không có hạt, trọng lượng quả từ 300 gram đến 800 gram, được đánh giá là giống bơ thơm ngon số một trên thị trường hiện nay. Đặc biệt, bơ 034 ra quả gần như quanh năm nên không gây áp lực tiêu thụ cho người trồng. Dù chỉ mới trồng được gần 3 năm nhưng 400 cây bơ 034 của anh Thường đã cho thu hoạch với năng suất hơn 100 kg/cây. Giá bơ 034 được thương lái mua rất cao, thấp nhất khoảng 50.000 đồng/kg, lúc cao đến 120.000 đồng/kg.

Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.