Thuê chuyên cơ đưa dây chuyền sản xuất vắc-xin Covid-19 về Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đại diện VinBioCare cho biết thay vì vận chuyển thiết bị sản xuất vắc-xin Covid-19 VBC-COV19-154 bằng đường biển mất hàng tháng, công ty sẽ thuê chuyên cơ để rút ngắn tối đa thời gian tập kết máy móc về Việt Nam.

Chia sẻ về kế hoạch sản xuất vắc-xin Covid-19 VBC-COV19-154, bà Lê Ngọc Chi, Tổng Giám đốc VinBioCare, cho biết nhà máy sẽ đặt tại Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội); được xây dựng theo tiêu chuẩn GMP với công suất 200 triệu liều/năm. Đơn vị sẽ gấp rút triển khai thi công với sự tư vấn của Rieckermann (Đức), một trong những đơn vị tư vấn lớn và uy tín nhất thế giới trong cung cấp giải pháp lĩnh vực dược.

Theo dự kiến ban đầu của đối tác, sớm nhất là tháng 6-2023, lô đầu tiên ở quy mô thương mại mới được xuất xưởng. Tuy nhiên, trong bối cảnh diễn biến đại dịch Covid-19 càng ngày càng phức tạp, công ty và đối tác đã trăn trở đánh giá xem xét kỹ từng bước, tìm những giải pháp tốt nhất để rút ngắn thời gian hoàn thành dự án nhanh nhất có thể.


 

Nghiên cứu, phát triển thành công 2 bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec (thuộc Tập đoàn Vingroup)
Nghiên cứu, phát triển thành công 2 bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec (thuộc Tập đoàn Vingroup)


"Thay vì vận chuyển thiết bị bằng đường thủy như các giao dịch thông thường, chúng tôi quyết định thuê trọn gói chuyên cơ để đưa dây chuyền sản xuất về Việt Nam nhanh nhất. Cùng với nhiều giải pháp khác, dự kiến, lô vắc-xin thương mại đầu tiên có thể ra đời vào tháng 3-2022, sớm hơn 18 tháng so với kế hoạch ban đầu mà đối tác dự kiến và vẫn bảo đảm tuân thủ chất lượng theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất và đúng các quy định của Bộ Y tế Việt Nam. Cách làm này tốn thêm nhiều nguồn lực, tuy nhiên thời điểm hiện tại, không điều gì quan trọng hơn mục tiêu phục vụ và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sớm có vắc-xin cho người dân"- Tổng Giám đốc VinBioCare nói.

Nói về điểm ưu việt so với các loại vắc-xin Covid-19 đang có trên thị trường, bà Lê Ngọc Chi cho biết phía đối tác là Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus (Arcturus Therapeutics Holdings, Inc.), Mỹ. Công ty này nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học với phương pháp điều trị các bệnh hiểm nghèo và truyền nhiễm dựa trên công nghệ mRNA. Đây là công nghệ tiên tiến đang được sử dụng với một số loại vắc-xin Covid-19 trên thế giới.

Acturus nghiên cứu, phát triển vắc-xin theo công nghệ saRNA (self-amplifying mRNA), cho phép các phân tử RNA tự nhân bản và tổng hợp protein kháng nguyên. "Đội quân" protein kháng nguyên được tạo ra sẽ nhiều gấp 30 lần so với công nghệ mRNA thông thường, đồng nghĩa có thể sử dụng với liều thấp nhưng tạo kích thích miễn dịch kéo dài.

 


"Với sự hỗ trợ, hướng dẫn sát sao của Bộ Y tế, chúng tôi đang bắt đầu triển khai thử nghiệm lâm sàng trên 21.000 người. Sau khi có kết quả đạt yêu cầu (dự kiến hoàn thành tháng 12-2021), chúng tôi sẽ trình hồ sơ đăng ký xin Bộ Y tế cấp phép sử dụng khẩn cấp có điều kiện cho vắc-xin này tại Việt Nam"- bà Lê Ngọc Chi, Tổng Giám đốc VinBioCare nói.

Ngoài ra, vắc-xin ứng dụng Công nghệ LUNAR (Lipid-enabled and Unlocked Nucleomonomer Agent modified RNA) là hệ thống vận chuyển qua trung gian lipid để bao bọc các loại nucleic acid và đưa vào tế bào an toàn. LUNAR nano lipids nhạy cảm với pH và sẽ tự động phân hủy sau khi xâm nhập vào tế bào, vì vậy không gây nên tình trạng tích lũy lipid trong cơ thể người, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Đặc biệt, nghiên cứu thử nghiệm cho thấy vắc-xin này có khả năng chống lại các biến chủng nguy hiểm hiện tại như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil).

Cũng theo đại diện VinBioCare, vắc-xin Covid-19 này sẽ sử dụng công nghệ đông khô. Công nghệ này giúp sản phẩm có thể vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ cao hơn nhiều so với đa phần các loại vắc-xin hiện nay (một số loại vắc-xin hiện hành đều đang phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ âm sâu từ -80°C đến -70°C). Nhờ vậy, sẽ tối ưu chi phí vận chuyển và đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, đặc biệt là tại những khu vực có điều kiện khó khăn.

Đại diện VinBioCare cũng khẳng định mục tiêu của VinBioCare là đảm bảo cung cấp vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân với giá phi lợi nhuận, chỉ gồm chi phí sản xuất.



 



Theo D.Thu (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).