Bộ Y tế nêu điểm đáng lo trong đợt dịch Covid-19 biến thể mới hiện nay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
80% ca mắc Covid-19 trong đợt dịch lần này không có triệu chứng nên có nguy cơ bị bỏ sót ca bệnh trong quá trình sàng lọc.
Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế,  qua phân tích 240 bệnh nhân Covid-19 trong đợt dịch bùng phát thời điểm này cho thấy có đến 80% bệnh nhân không có triệu chứng. Đây là thách thức lớn với các bệnh viện trong quá trình sàng lọc bệnh nhân. "Trong số các bệnh nhân trong đợt dịch mới này chỉ có 1 bệnh nhân nặng, 3 bệnh nhân phải thở ôxy, 20 bệnh nhân có diễn biến bệnh cảnh lâm sàng"- PGS Khuê nói.

"Đơn cử, như tại Gia Lai, bệnh nhân Covid-19 đã đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai khám và đã đi qua một vài khoa nhưng do không có triệu chứng hay dấu hiệu điển hình của bệnh Covid-19 nên chỉ đến khi vào Khoa Tiêu hóa khám chuyên sâu, các bác sĩ mới yêu cầu bệnh nhân quay trở lại phòng khám cách ly"- ông Khuê dẫn chứng.

Bộ Y tế họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng chống Covid-19. Ảnh: Trần Minh
Bộ Y tế họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng chống Covid-19. Ảnh: Trần Minh
Vì vậy, PGS Khuê đề nghị tất cả các bệnh viện quay lại khai thác kỹ tiền sử dịch tễ tất cả người đến khám."Nếu cứ đợi bệnh nhân ho, sốt, khó thở thì sẽ dễ bỏ sót ca bệnh, bệnh nhân sẽ vào giữa bệnh viện"- ông Khuê cảnh báo.
Tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng chống dịch Covid-19 chiều 2-2, GS-TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, cũng yêu cầu các địa phương phải nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn. "Phải vừa lấy mẫu, vừa khoanh vùng, vừa truy vết. Nếu không truy vết được phải thực hiện giãn cách xã hội"- ông Long yêu cầu.

Lấy mẫu bệnh nhân Covid-19 trong đợt dịch lần này không có triệu chứng- Ảnh: Ngô Nhung
Lấy mẫu bệnh nhân Covid-19 trong đợt dịch lần này không có triệu chứng- Ảnh: Ngô Nhung
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cảnh báo dịch Covid-19 đang diễn ra tại nhiều địa phương đã khác so với trước đây, khi mà chủng SARS-SoV-2 mới đã lây lan nhanh hơn 70%, trong khi có tới 80% bệnh nhân không có triệu chứng bệnh. Trước thực trạng này, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải thay đổi chiến thuật và nâng cao hơn một mức và nhanh hơn một mức trong phòng chống dịch.
Chia sẻ lo ngại về tình hình dịch tại Gia Lai, Bình Dương và một số tỉnh thành khác, Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế tối đa sự kiện tập trung đông người, cài ứng dụng Bluezone để phục vụ truy vết, đặc biệt là thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang khi ra ngoài.
D.Thu (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).