Công bố lịch trình, tiếp xúc dày đặc của ca bệnh Covid-19 là nhân viên ngân hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh nhân Covid-19 số 962 vừa được công bố tại Hà Nội là nhân viên ngân hàng, đi công tác tại Đà Nẵng từ 20 đến 22-7. Khi về Hà Nội, bệnh nhân đi làm tại ngân hàng tiếp xúc nhiều người, sau đó đi du lịch tại Sầm Sơn cùng cơ quan.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) tối nay 16-8 đã công bố kết quả điều tra trường hợp mắc Covid-19 tại quận Thanh Xuân, là ca bệnh Covid-19 số 962 (BN 962) ở Việt Nam. Theo đó, bệnh nhân là anh N.M.C. (30 tuổi, trú tại số 6 ngõ 91 Nguyễn Văn Trỗi, Phương Liệt, Thanh Xuân). Bệnh nhân làm việc tại ngân hàng Tiên Phong, ở 38 Hàng Da, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm.
Trước đó, từ ngày 20 đến 22-7, bệnh nhân đi công tác Đà Nẵng. Tại đây, bệnh nhân lưu trú tại khách sạn 331 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng. Sáng ngày 21-7, bệnh nhân có đến văn phòng công chứng Đà Nẵng và UBND quận Sơn Trà; buổi chiều cùng ngày đến UBND quận Sơn Trà lấy kết quả rồi về khách sạn; buổi tối đi ăn tại quán bún ở đường Hùng Vương (không nhớ rõ địa chỉ).

Người dân được cán bộ y tế lấy mẫu thực hiện xét nghiệm RT-PCR -  Ảnh: Đức Vân
Người dân được cán bộ y tế lấy mẫu thực hiện xét nghiệm RT-PCR - Ảnh: Đức Vân
Ngày 22-7, bệnh nhân có đến chợ Cồn và ra sân bay Đà Năng về Hà Nội trên chuyến bay VJ520 khởi hành 11 giờ 35 về đến Hà Nội khoảng 14 giờ. Bệnh nhân sau đó bắt xe Grab về ngân hàng Tiên Phong tại 38 Hàng Da, Hàng Bông.
Tại nơi làm việc, bệnh nhân tiếp xúc với tất cả nhân viên tại cơ quan (khoảng 20 người). Tối cùng ngày, bệnh nhân có đến thăm vợ con tại địa chỉ 128C Đại La, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng; sau đó bệnh nhân về ngủ tại nhà trọ địa chỉ 6 ngõ 91 Nguyễn Văn Trỗi, Phương Liệt, Thanh Xuân.
Trong 2 ngày tiếp theo (23 đến 24-7), bệnh nhân đi làm bình thường, tiếp tục tiếp xúc với nhân viên trong cơ quan và tối cùng ngày lại đến thăm vợ con.
Trong 2 ngày 25 và 26-7, bệnh nhân có đi du lịch với cơ quan tại Sầm Sơn.
Khi trở về Hà Nội, bệnh nhân vẫn tiếp tục đi làm tại cơ quan và có tiếp xúc với các nhân viên trong cơ quan. Đến chiều ngày 30-7, sau khi đọc được thông tin về dịch bệnh ở Đà Nẵng, bệnh nhân tự cách ly tại nhà.
Khi cách ly tại nhà, tối ngày 2-8, bạn bệnh nhân là Lê Văn H. có đến phòng bệnh nhân ăn uống.
Sáng hôm sau, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt 39 độ C được Bệnh viện Thanh Nhàn lấy mẫu gửi CDC Hà Nội làm xét nghiệm PCR, kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính.
Khi đến Bệnh viện Thanh Nhàn ngày 3-8, bệnh nhân ở cùng phòng với bệnh nhân Covid-19 thứ 812, là nhân viên giao bánh tại cửa hàng pizza và một nhân khác, cả 3 cùng đeo khẩu trang. Bệnh nhân cũng mượn điện thoại của bệnh nhân 812 gọi về cho gia đình.
Ngày 4-8, bệnh nhân 962 có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2. Chiều cùng ngày, bệnh nhân được cho ra viện vì đã qua 14 ngày về từ Đà Nẵng và không còn triệu chứng sốt.
Khi trở về nhà, từ ngày 4 đến 14-8, bệnh nhân không đi làm, chủ động cách ly tại phòng trọ (ở 1 mình). Hàng ngày, bệnh nhân nhận gọi ship đồ ăn, thanh toán qua thẻ, không tiếp xúc trực tiếp với người giao hàng. Tại khu nhà trọ, bệnh nhân có tiếp xúc với chủ nhà và mẹ của chủ nhà (bệnh nhân có đeo khẩu trang).
Ngày 6-8, bệnh nhân có tiếp xúc với anh M. lúc 14 giờ 45 trong 15 phút để bàn công việc tại tầng 3, tòa nhà Golden Palace, Mễ Trì, Nam Từ Liêm (cả 2 có đeo khẩu trang).

Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân về từ Đà Nẵng - Ảnh: Ngô Nhung
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân về từ Đà Nẵng - Ảnh: Ngô Nhung
Ngày 8-8, bệnh nhân có nhờ đồng nghiệp mua đồ đến và có tiếp xúc gần (2 người đều đeo khẩu trang). Lúc 11 giờ 30 phút, bệnh nhân có gặp và nói chuyện với chị C. ở đầu ngõ nhà bệnh nhân cả hai không đeo khẩu trang (địa chỉ nhà chị C. ở 147 Trương Định, Hai Bà Trưng).
Đến ngày 10-8, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng giảm vị giác, giảm khứu giác nhưng tự ở nhà theo dõi. Đến ngày 14-8, bệnh nhân tự lái xe máy đến Bệnh viện Thanh Nhàn, gửi xe tại bãi đỗ xe trước cổng viện và được chuyển vào khu cách ly T9.
Kết quả xét nghiệm sàng lọc ngày 15-8 cho thấy bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2. CDC Hà Nội cũng khẳng định kết quả xét nghiệm dương tính.
Hiện tại bệnh nhân đã được chuyển điều trị và cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2
Ngay sau khi xác định ca mắc Covid-19 mới tại Hà Nội, CDC Hà Nội đã thông báo cho các đơn vị liên quan để tiến hành điều tra, lập danh sách người tiếp xúc gần tại các địa điểm liên quan. Sơ bộ xác minh 5 ca F1 (đã lấy mẫu và chuyển cách ly tập trung tại trường Cao đẳng Nghề Công Nghệ Cao - Nam Từ Liêm; hiện tại chưa có kết quả); 41 ca F2 của bệnh nhân tiếp tục điều tra lịch trình di chuyển của bệnh nhân, rà soát những người có liên quan, tiếp xúc với bệnh nhân để cách ly, theo dõi sức khỏe.
D.Thu (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).