Thế nào là "một bữa ngon"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao? Thức ăn không bao giờ tự nhiên chạy vào mồm - đấy là “một bữa no”. Đấy là Nam Cao. Đấy là cái lẽ “có làm có ăn”.

 

Một bữa cơm của người lao động với rất nhiều...giản dị. Nhưng thanh thản. Ảnh: Tất Thảo
Một bữa cơm của người lao động với rất nhiều...giản dị. Nhưng thanh thản. Ảnh: Tất Thảo


“Ăn cơm thôi” – Lò Văn Loàn bảo vợ Lò Thị Đông. Hai người ngồi ăn trên một tấm vỏ bao bì thay cho chiếc chiếu, với 2 chiếc bát, 2 đôi đũa, bát canh.

Loàn và Đông, cặp vợ chồng quê Sơn La, đang xuống thủ đô, tá túc trong 1 căn phòng trọ 4m2 giá thuê 700 ngàn mỗi tháng.

Quê hương không có việc làm, “đói đầu gối phải bò”, nên vợ chồng Loàn tha hương kiếm sống. Công việc phụ hồ vất vả, không nghỉ bất cứ ngày nào, nhưng mỗi tháng, anh có thể kiếm được 7-8 triệu đồng. Con số này, ở quê anh không bao giờ dám nghĩ tới.

Hãy nhìn bữa cơm của 2 người lao động, hai con người tuổi 20. Nó chỉ có một bát canh hổ lốn sụn - đậu - cà chua. Một xoong con con như thế được nấu từ sáng, để ăn cả ngày.

Cách đó không xa, Lan - công nhân Công ty Molex - đang đau đầu tính đếm cho một bữa cơm.

Giá rau tăng khiếp đảm. “Bó mồng tơi trước chỉ 5.000 đồng, giờ 13.000 đồng; cải chíp 6.000 đồng/bó, nay 16.000 đồng...

Và “phép tính” của chị là một phép trừ: Gia đình 4 người từ mỗi bữa một bó rau thì nay 1 bó chia 3 bữa.

Cái gì cũng đang tăng lên. Từ chai dầu ăn, đến mớ rau, bình ga. Và từ 5.000 đồng lên 13.000 đồng, 6.000 đồng lên 16.000 đồng... Nó không chỉ là tăng gấp đôi nữa.

Chỉ số giá, hay những cơn nóng lạnh của thịt lợn, rau xanh, xăng dầu đang tác động cực mạnh tới những người lao động vừa trải qua những tháng giãn cách xã hội vì dịch bệnh.

Nhưng nó sẽ khủng khiếp hơn rất nhiều nếu họ không có việc làm.

Tại hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sáng nay, Chủ tịch Nguyễn Đình Khang có một phát biểu quan trọng: Chính phủ đang xây dựng chương trình phục hồi kinh tế... Vì vậy, năm 2022, Công đoàn sẽ tập trung vào vấn đề việc làm cho người lao động.

Mong muốn của người lao động đúng là rất rộng, nhu cầu của họ cũng rất nhiều: Những bữa ăn ngon, đời sống tinh thần được thoả mãn... Nhưng chắc chắn mong muốn nhất của họ là có việc làm. Và việc làm, chính là tiền đề để đảm bảo những cái tối thiểu được thoả mãn.

Đối với những công nhân như chị Lan, với những người lao động như Loàn, như Đông, một bữa ngon có nghĩa là một bữa no, để chí ít, đủ năng lượng tái tạo sức lao động.

Nhưng một bữa ngon, xét cho cùng- cũng không cần cao lương mĩ vị gì lắm - nó trước hết là một bữa cơm thanh thản để sau đó có thể gối cao đầu mà ngủ, thay vì phải lo ăn.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/the-nao-la-mot-bua-ngon-970924.ldo

Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.