Một chủ trương đúng và trúng!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc các tỉnh, thành chủ trương đưa bà con có hoàn cảnh khó khăn từ TP.HCM về quê tránh dịch là chủ trương đúng và trúng. Một mặt để bà con về, gia đình chia sẻ cùng nhau; mặt khác, giảm được áp lực cho TP.


Chiều 13.7, ông Lê Quang Nam, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho biết lãnh đạo TP đã đồng ý về mặt chủ trương việc đưa công dân Đà Nẵng từ vùng dịch, đặc biệt là ở TP.HCM có nhu cầu trở về quê tránh dịch.


Xác định đây là chính sách nhân văn và thiết thực nên lãnh đạo TP giao cho các ngành liên quan nhanh chóng kiểm tra, xác minh thông tin; nếu công dân ở các vùng dịch, trong đó có TP.HCM có nhu cầu về Đà Nẵng thì chủ động phương án bố trí phù hợp, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh.

Cũng trong ngày 13.7, Hội đồng hương Quảng Nam tại TP.HCM cũng đã có thông báo:“Đồng hương Quảng Nam tại TP.HCM có hoàn cảnh hết sức khó khăn... có nguyện vọng về quê thì đăng ký với hội đồng hương huyện, tỉnh để được hội đồng hương và tỉnh nhà hỗ trợ”.

Được biết đây là chủ trương của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam giao cho hội đồng hương kết nối. Cách làm này rất hiệu quả vì hội đồng hương là nơi nắm rõ nhất con em đồng hương mưu sinh ở TP.HCM, họ trở thành đầu mối liên lạc, sau đó giúp tỉnh tổ chức điểm đón và các việc liên quan.
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, Bình Định chuẩn bị các phương án hỗ trợ người về từ vùng dịch TP.HCM. Sau 3 ngày kể từ 7.7, đã đón được 500 bà con.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Tuấn Thanh nhấn mạnh: “Không để xảy ra việc kỳ thị người từ vùng dịch Covid-19 về”.

Ngày 9.7, Ninh Thuận cũng đã kích hoạt các cơ sở tập trung ở 6 huyện, thị. Hàng trăm người đã tham gia công tác tình nguyện tại các khu cách ly, bộ máy hành chính của Ninh Thuận cũng tập trung vào công việc quan tâm, chăm sóc người dân trở về từ vùng dịch.

Để đưa được người có nhu cầu về quê có rất nhiều việc phải lo. Từ khu cách ly đến xe cộ, tổ chức thực hiện làm sao cho phù hợp với tình hình cả ở TP.HCM và các địa phương, trong đó quan trọng nhất là an toàn trong phòng chống dịch.

Nhiều bà con có nguyện vọng muốn về nhà tự cách ly. Nguyện vọng đó là chính đáng, nhưng cũng cần hiểu rõ hơn một chút: Đầu tiên là đã có nhiều ca bệnh phát sinh ở các địa phương, trong đó có nhiều ca là người từ TP.HCM đến, nên việc cẩn thận là để hạn chế việc đáng tiếc xảy ra. Thứ nữa, bà con ta vốn có truyền thống tương thân tương ái, nhưng cũng có người nhận thức không đúng nên việc ông Nguyễn Tuấn Thanh nói “tránh kỳ thị” là lãnh đạo đã thấu hiểu.

Việc cách ly như thế nào, theo tôi, là do từng địa phương căn cứ vào thực tế để quyết định. Trường hợp cách ly tập trung, theo quy định mới của Bộ Y tế là 14 ngày thì bà con cũng nên chịu khó vì lợi ích cộng đồng.

Thời gian qua, nhiều tỉnh thành, có tổ chức hoặc tự phát, đóng góp thực phẩm, nông sản chia sẻ với TP.HCM, đó là những nghĩa cử ấm áp. Nhưng việc vận chuyển, phân bổ đúng đối tượng phải mất rất nhiều công sức.


Nếu các tỉnh hỗ trợ bà con về, thì việc đóng góp đó nên tập trung cho khu cách ly, vừa tiện lợi vừa thiết thực. Bà con khó mới chọn cách về quê, vì thế đỡ đần để bà con bớt gánh nặng và thấy ấm áp. Tình quê là thế!

Theo Nguyễn Thế Thịnh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.