Vốn cho đường cao tốc, nhìn từ Quỹ Vaccine

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

20 năm, mới chỉ làm được 1.200km đường cao tốc, trong khi đó, 10 năm tới cần làm 4.000km với tổng giá trị đầu tư hơn 746.000 tỉ đồng. Rất nhiều tiền bạc. Rất nặng nề. Nhưng không phải là không thể.

Tháng trước, vừa xảy “chuyện lạ”: Nhà đầu tư BOT Bình Lợi, BOT đường thuỷ đầu tiên của cả nước “xin” nhà nước mua lại dự án.

Nguyên do là theo hợp đồng ban đầu, BOT này được thu phí ở 3 cảng An Sơn, Bến Súc và Rạch Bắp (Bình Dương). Chính quyền Bình Dương cũng đồng ý cho nhà đầu tư vay 300 tỉ không tính lãi.

Nhưng đến khi cầu Bình Lợi đã làm xong. 300 tỉ cam kết cho vay vẫn chưa thấy đâu. Ngay cả đến cái cảng để thu phí tàu bè nữa: Một cái thì chưa làm xong, một cái chưa khởi công, một cái (Bến Súc) thì Bộ GTVT đưa ra khỏi quy hoạch.

Các BOT đường bộ còn căng thẳng hơn khi hàng loạt các doanh nghiệp đang trong tình trạng “chết lâm sàng” với việc doanh thu giảm sâu, đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

“Xin nhà nước mua lại” không phải là một kiểu “giận lẫy”. “Đắp chiếu” là một thực tế. Nó đang thể hiện sự bế tắc của các nhà đầu tư nhiều khi không phải là do các phương án tài chính tính toán sai, mà là trước những thay đổi mà chúng ta thường gọi là “rủi ro chính sách”.

Ngày 8.6, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì cuộc họp trực tuyến về Đề án “Thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030”.

Mục tiêu rất rõ ràng: Chúng ta cần làm 4.000km cao tốc mới. Nhưng nhiệm vụ này rất nặng nề, rất tốn kém tiền bạc, khi mà trong suốt 20 năm qua, mới chỉ có 1.200km cao tốc được làm.

Trong thông báo 141 về 5 quan điểm lớn liên quan đến việc đầu tư xây dựng đường cao tốc, một thực tế cũng được xác định. Đó là ngân sách nhà nước cân đối tối đa cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn.

Và nhiệm vụ, cũng rất rõ ràng: Phải huy động tất cả các nguồn lực khác, cả trong và ngoài nước, để “vốn xã hội hoá là quyết định, theo phương thức đối tác công tư PPP là chính”.

Phát triển đường cao tốc, một trong những yếu tố hạ tầng quan trọng để phát triển kinh tế, thật ra, cũng không khác mấy so với việc lo vaccine cho dân.

Chúng ta vừa được chứng kiến sự nhất trí đồng lòng khi các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân cả nước hào hứng nhiệt tình ủng hộ cho Quỹ vaccine.

Hơn 746.000 tỉ để làm cao tốc là rất lớn, với riêng ngân sách, nhưng không phải là không thể nếu chúng ta có cơ chế nhất quán đối với các doanh nghiệp để tránh tối đa những “rủi ro chính sách”, nếu lại khơi gợi được niềm tin, được sự chung sức chung lòng của người dân.



https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/von-cho-duong-cao-toc-nhin-tu-quy-vaccine-917893.ldo

Theo ĐÀO TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.