Quảng cáo láo: Cần một cái thước và tờ biên lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

MC Quyền Linh vừa đàng hoàng gửi lời xin lỗi khán giả về sự thiếu tiết chế trong việc giới thiệu sản phẩm Scurma Fizzy tốt gấp hơn 70 lần so với curcumin bình thường.

Quyền Linh nói anh chưa bao giờ quảng cáo sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng. Tuy nhiên, anh đã nhầm thông tin về công dụng sản phẩm sau khi sử dụng.

Đúng là đã có sự “thiếu tiết chế” giữa công dụng của một thực phẩm bảo vệ sức khoẻ trên giấy xác nhận được cơ quan chức năng cấp và công dụng trên mạng, trên tivi. Nào là hỗ trợ điều trị tận gốc các tế bào ung thư... tốt gấp hơn 70 lần so với curcumin bình thường.

Hôm qua, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản đề nghị các cơ quan liên quan kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe... đảm bảo nội dung phải trung thực, chính xác, rõ ràng... để không gây thiệt hại cho những người tiếp nhận quảng cáo.

Một chỉ thị xét ra là rất cần thiết khi tràn lan những quảng cáo thổi phồng, sai sự thật, thậm chí lập lờ đánh lận giữa thực phẩm chức năng để người tiêu dùng lầm tưởng là thuốc chữa bệnh.

Những quảng cáo sai sự thật này vừa khiến người dân tốn kém thời gian, tiền bạc và cả sức khoẻ.

Nội dung quảng cáo sẽ bị buộc phải trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người tiếp nhận quảng cáo. Chỉ thị của Bộ VHTTDL trước nạn quảng cáo sai sự thật (mà nói thẳng là quảng cáo láo).

Trở lại với lời xin lỗi của Quyền Linh. Sự đàng hoàng, thái độ dám nhận sai và lời xin lỗi của anh, rất tiếc, lại là của hiếm, so với tình trạng rất đông các nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm “thiếu tiết chế”.

Nó càng cho thấy việc chấn chỉnh quảng cáo thổi phồng, sai sự thật - mà dân gọi thẳng là quảng cáo láo - không thể trông chờ vào trình độ, sự tự giác của các nghệ sĩ nhận quảng cáo.

Nó cần có một “cái thước” và “một tờ biên lai”.

Cái thước, chính là các yêu cầu trong luật quảng cáo, trong các chỉ thị như của Bộ VHTTDL, là sự kiểm soát hồ sơ cấp phép quảng cáo. Và cả những quy định người quảng cáo phải được cấp phép.

Có người đã nói rất đúng: Các xuất bản phẩm về văn hoá hầu hết đều phải xin phép; các doanh nghiệp đều phải đăng ký kinh doanh vậy thì nghệ sĩ đi làm quảng cáo, bằng những hình ảnh, clip như một xuất bản phẩm và cũng là một hình thức kinh doanh để lấy tiền thì tại sao lại không đăng ký, không xin phép, không qua kiểm duyệt nội dung?

Còn tờ biên lai xử phạt. Nó chính là những căn cứ để loại bỏ những quảng cáo sai sự thật, thổi phồng, chính là cách thức để người ta không thể không trung thực. Và cũng để chấm dứt câu chuyện “một lời xin lỗi là xong”.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/quang-cao-lao-can-mot-cai-thuoc-va-to-bien-lai-912835.ldo

Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.