Rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, thưa Bộ trưởng Cường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nói trước Quốc hội là diện tích rừng tăng. So với 30 năm trước, diện tích rừng tự nhiên tăng thêm 1,3 triệu ha.
 

Rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do quản lý kém.
Rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do quản lý kém.


Những con số được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường công bố không thuyết phục, đặc biệt là về tăng diện tích rừng tự nhiên. Xin đưa ra một vài dẫn chứng.

Báo Lao Động ngày 6.10.2020 có bài "Cần sớm kết luận điều tra các vụ án phá rừng nghiêm trọng, làm giảm diện tích rừng tự nhiên”.

Ngày 6.7.2020, Báo Lao Động có bài "Những hệ lụy từ mất rừng ngày càng nghiêm trọng", bài báo đưa ra số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha.

Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng. Theo nhận định của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Năm 2019, diện tích rừng trồng ở Tây Nguyên tăng 18.387ha so với năm 2018, nhưng diện tích rừng tự nhiên giảm 15.753ha, trong đó 3 tỉnh có diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh là Đắk Lắk 11.419ha, Đắk Nông 7.156ha và Gia Lai 494ha.

Tuổi Trẻ ngày 6.11 đưa tin, theo thống kê của tỉnh Gia Lai, tỉnh này đã mất trên 8.500 ha rừng, trong đó có hơn 7.700 ha rừng tự nhiên biến mất trong khoảng 5 năm (từ năm 2016 đến 2020).

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm diện tích rừng trên địa bàn Tây Nguyên.

Nếu như liệt kê những bài báo phản ánh các vụ phá rừng ở các địa phương, thì sẽ thấy rõ hơn bức tranh về rừng tự nhiên của Việt Nam hiện nay. Ví dụ như Lao Động ngày 2.11.2020 có bài "Lâm Đồng: Phá rừng diễn biến phức tạp tại huyện Lạc Dương"; Báo Lao Động ngày 6.2.2020: "Xâm nhập nơi rừng bị xẻ thịt không thương tiếc ở Đắk Lắk".

Nguyên nhân được chỉ ra, rừng tự nhiên ngày càng bị xẻ thịt là do nạn lâm tặc, là do dân đốt rừng làm nương rẫy, là do những công trình thủy điện nhỏ...

Phải đối diện với sự thật, với thực tế, đừng đưa những con số trên báo cáo ra để vuốt ve những nỗi đau. Dân không tin đâu thưa bộ trưởng.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/rung-tu-nhien-ngay-cang-bi-thu-hep-thua-bo-truong-cuong-852430.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.