Sản xuất tiến sĩ dỏm nhiều như "lò ấp" trứng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong đó có việc đào tạo và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Thời kỳ thanh tra từ năm 2015 đến tháng 12/2019; khi cần thiết có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ trên.

 


Tin này là sét đánh ngang tai đối với những "lò ấp" tiến sĩ đã được báo chí nói đến nhiều, nhưng là tin mừng cho những người có mối quan tâm đến nền học thuật chân chính của nước nhà.

Vì sao gọi là "lò ấp", vì tiến sĩ "nở" ra ở viện này nhiều được ví von như người ta ấp trứng gà. Từ ngày 1.1.2015 đến 31.12.2015, chỉ riêng Học Viện Khoa học Xã hội đã cho “ra lò” 165 tiến sĩ. Nếu chỉ tính ngày làm việc, năng suất năm 2015 là 01 ngày 03 giờ 55 phút cho ra lò 1 tiến sĩ.

Trong 2 năm 2015 và 2016 cho xuất lò 700 tiến sĩ và 2.811 thạc sĩ. Đã có những đề tài tiến sĩ, thạc sĩ, cho dù nghĩ mãi cũng không biết dùng vào việc gì, mang lại lợi ích gì cho nền khoa học nước nhà.

Có giáo sư hướng dẫn tới 12 nghiên cứu sinh, chưa kể tiến sĩ kinh tế lại hướng dẫn nghiên cứu sinh ngành quản lý giáo dục. Ngành quản lý giáo dục được nhiều người "thích", lao vào lấy bằng thạc sĩ, mục đích là để dán cái "mác" thạc sĩ, tiến sĩ, còn chẳng biết để dùng vào việc gì.

Cái lò ấp tiến sĩ, thạc sĩ làm ăn phát đạt là vì nó có thị trường, đề án đào tạo 9.000 tiến sĩ với kinh phí 12.000 tỉ từng làm "nức lòng" các lò ấp. Tha hồ mà hốt bạc vì nhu cầu tiến sĩ để "trang trí" vẫn được nhiều nơi ưa thích.

Đất nước cần công trình khoa học có giá trị ứng dụng, không cần những loại tiến sĩ hữu danh vô thực này. Nhưng đáng tiếc là bệnh sính bằng cấp, lấy học hàm học vị làm lọng che thân vẫn còn tồn tại trong xã hội ngày nay.

Thanh tra Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, truy cho ra tất cả các loại bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ "giấy", những nhà khoa học đi ra từ "lò ấp". Xin nói thẳng rằng, tệ nạn mua bán bằng cấp, tiến sĩ dỏm này là có thật, vấn đề là có công tâm để làm cho rõ hay không mà thôi.

Phải lôi tất cả các loại bằng tiến sĩ dỏm ra ánh sáng, phải lôi những nhóm lợi ích mua bán bằng cấp ra tòa. Đừng quên rằng, sử dụng quyền lực khoa học thông qua trường, viện để làm tiền trên các loại bằng cấp cũng là một hình thức tham nhũng. Những ai sử dụng bằng cấp "lò ấp", có chứng cứ sai phạm, phải bị kỉ luật, có căn cứ thì xử lý hình sự.

Để làm sạch đất nước thì một trong những việc đầu tiên là làm sạch chuyện mua bán bằng cấp.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/san-xuat-tien-si-dom-nhieu-nhu-lo-ap-trung-825834.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.