“Tôi chọn nghề”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Cuộc thi trực tuyến “Tôi chọn nghề” do Trường Cao đẳng Gia Lai tổ chức nhằm lựa chọn những học sinh, sinh viên có thành tích tiêu biểu trong học tập và nghề nghiệp để lan tỏa tới cộng đồng.

Cuộc thi giúp người trẻ hiểu hơn sự lựa chọn của mình để kiên định với hành trình học tập, trau dồi kiến thức chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

Các thí sinh tham gia cuộc thi “Tôi chọn nghề” thực hiện 1 video clip hoặc bài viết giới thiệu về bản thân, ngành học, cảm nhận về trường lớp, thầy cô, môi trường học tập và thông điệp gửi đến cuộc thi.

Từ gần 50 tác phẩm dự thi vòng sơ khảo, Ban tổ chức chọn 20 tác phẩm (gồm 12 video clip và 8 bài viết) vào vòng bán kết. Các tác phẩm được đăng tải trên Fanpage của Trường Cao đẳng Gia Lai để khán giả bình chọn trong khoảng thời gian từ ngày 9 đến 30-7. Ban giám khảo sẽ tiến hành chấm điểm và trao giải vòng chung kết cho những video clip hay, bài viết có nội dung ý nghĩa tốt (dự kiến ngày 15-8).

Chọn một nghề đồng nghĩa với việc lựa chọn hướng đi và sự phát triển sự nghiệp trong tương lai. Trên thực tế, không ít bạn trẻ lúng túng khi đứng trước quyết định quan trọng của cuộc đời: Tôi chọn nghề hay để nghề chọn tôi? Vì vậy, “Tôi chọn nghề” thể hiện tâm thế chủ động của người hiểu mình và điều kiện, hoàn cảnh của mình.

Đó cũng là chia sẻ của em Ksor H’Nuing (lớp Kỹ thuật chế biến món ăn, Khoa Nghiệp vụ du lịch): “Em có niềm đam mê đối với ẩm thực từ lúc còn học THPT. Khi nghe các anh chị giới thiệu Trường Cao đẳng Gia Lai có học phí thấp và nhiều chính sách dành cho người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp... em quyết định theo học tại đây. Nhờ quyết định đúng đắn này, em đã có hành trình tuyệt vời trong năm học đầu tiên và đang chuẩn bị vào năm học tiếp theo”.

Lớp Kỹ thuật chế biến món ăn (Trường Cao đẳng Gia Lai) là môi trường học tập giúp nhiều bạn trẻ thỏa mãn đam mê với ẩm thực (ảnh đơn vị cung cấp).

Lớp Kỹ thuật chế biến món ăn (Trường Cao đẳng Gia Lai) là môi trường học tập giúp nhiều bạn trẻ thỏa mãn đam mê với ẩm thực (ảnh đơn vị cung cấp).

Cuộc thi còn thu hút một số bạn trẻ từng theo học tại trường như chị Võ Thị Hồng Nhung-cựu sinh viên Khoa Y dược. Hiện tại, chị Nhung đã tìm được việc làm ổn định tại một nhà thuốc trên địa bàn TP. Pleiku. Chị Nhung cho rằng chọn nghề đúng sẽ giúp bản thân mỗi người thêm kiên định, vững tin trong quá trình học tập.

Chị chia sẻ: “Gia đình tôi làm nông nên chi phí ăn học từ những giọt mồ hôi đè nặng trên đôi vai của ba mẹ. Nhìn thấy ba mẹ hay người khác đau ốm, tôi nghĩ mình cần phải làm gì để giúp họ? Cho tới khi học lớp 12, tôi vẫn lúng túng với việc chọn nghề, chọn trường.

Cuối cùng, tôi chọn học ở Trường Cao đẳng Gia Lai, bởi gần nhà, đỡ gánh nặng về kinh tế cho gia đình. Mỗi sáng, tôi dậy sớm giúp mẹ mang rau ra chợ bán rồi mới chạy xe hơn 20 km để đến trường. Khi tốt nghiệp, tôi được nhận vào làm tại một nhà thuốc ở ngay trung tâm TP. Pleiku. Tôi thấy hạnh phúc vì đã chọn đúng nghề. Mỗi ngày còn có những niềm vui nho nhỏ như nhiều người uống thuốc khỏi bệnh, đem tới cho quả mít, quả trứng “của nhà trồng được” để cảm ơn.

Những món quà giản dị mà chứa đựng những tình cảm ấm áp, khiến tôi cảm thấy công việc và cuộc sống của mình ý nghĩa hơn. Tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ rằng, dù chỉ góp một phần nhỏ bé của mình vào cuộc sống thì cũng cần cố gắng hết sức”.

Trong khi đó, chị Đinh Thị Đem-cựu sinh viên ngành Công tác xã hội, hiện là giáo viên tại Trung tâm Nụ cười Pleiku thì bày tỏ: “Tôi thấy cuộc thi rất ý nghĩa để cựu sinh viên chúng tôi có cơ hội nói lên suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về thời gian học tập tại trường, về việc mình làm sau khi ra trường. Thông qua những chia sẻ của các bạn sinh viên, cựu sinh viên, các em học sinh THPT sẽ có thêm góc nhìn để chọn trường, chọn ngành nghề phù hợp”.

Nhận xét về các tác phẩm dự thi, cô Nguyễn Thị Thảo-Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và hỗ trợ học sinh, sinh viên, Trưởng ban giám khảo-cho biết: “Các tác phẩm dự thi có tính lan tỏa cao. Những câu chuyện thực tế của các em giúp chia sẻ cũng như định hướng nghề nghiệp cho thế hệ 2K6, 2K7. Chúng tôi rất bất ngờ về những tác phẩm có tính sáng tạo, thông điệp rõ ràng, thể hiện góc nhìn của các bạn trẻ về nghề nghiệp, định hướng tương lai”.

Có thể bạn quan tâm

Những lá đơn tình nguyện nhập ngũ

Những lá đơn tình nguyện nhập ngũ

(GLO)- Hàng năm, nhiều thanh niên trong tỉnh đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Với mong muốn góp một phần công sức vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc, những lá đơn tình nguyện thể hiện ý thức, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên

(GLO)- Trong chiến tranh, với khát vọng hòa bình, hàng triệu thanh niên xung phong ra chiến trường, hiến trọn tuổi thanh xuân cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Thời bình, mỗi người trẻ lại mang khát vọng cống hiến trí tuệ, sức lực, của cải, tinh thần để đem đến điều tốt đẹp cho cộng đồng.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Đồ cũ

(GLO)- Có lẽ thuộc tuýp người hoài cổ nên tôi thường tiếc nuối những điều thuộc về xưa cũ. Đôi khi, không hẳn là những khắc khoải mơ hồ mà ám ảnh tôi bằng cả một vùng ký ức ắp đầy nhớ thương day dứt. Một ngày bất giác chạm vào, lòng lại chênh chao nhớ người, nhớ về một thời gian khó ngày xưa.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoài niệm thư tay

(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

Mưa thu

Mưa thu

(GLO)- Mùa thu bao giờ cũng đem đến nhiều xúc cảm, nhất là khi thư thái ngồi lại cùng những cơn mưa.
Khi mưa bão đi qua

Khi mưa bão đi qua

(GLO)- Sau mỗi lần mưa bão, đứng trước cảnh tượng đổ nát hoang tàn, lòng tôi chỉ thấy dâng ngập những nỗi xót xa.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Làm người mẫu nhưng... không lộ diện

Làm người mẫu nhưng... không lộ diện

(GLO)- Làm người mẫu cần phải có vóc dáng và gương mặt đẹp-đó gần như là nhận định của mọi người khi nhắc đến nghề này. Tuy nhiên hiện nay, có những lĩnh vực, người mẫu chẳng cần để lộ vóc dáng hay khuôn mặt, và nghề làm mẫu tay là một trong số đó.

Ngày hè đã xa

Ngày hè đã xa

(GLO)- Khi những cơn gió Lào bắt đầu xao xác rặng tre gầy, cái ran rát đã cảm nhận được trên da thịt cũng là lúc ngày nghỉ hè chính thức bắt đầu.