Phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi qua tổ chức Đoàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khởi nghiệp và phát triển kinh tế, Huyện Đoàn Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội nhằm tạo điều kiện cho ĐVTN tiếp cận vốn vay ưu đãi một cách nhanh chóng, thuận lợi.

Khởi nghiệp từ năm 2014, anh Nguyễn Quang Hạnh (thôn An Lộc, xã Ia Tiêm) rất lo lắng vì thiếu vốn và thiếu kinh nghiệm sản xuất. Biết được những lo lắng của anh Hạnh nên Đoàn xã Ia Tiêm đã cử cán bộ đến tư vấn, hướng dẫn các thủ tục giúp anh tiếp cận nguồn vốn vay của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện. Từ số tiền 30 triệu đồng vay của Ngân hàng, anh Hạnh đầu tư trồng cà phê và hồ tiêu. Đến nay, anh Hạnh đã sở hữu 1,5 ha cà phê và 400 trụ hồ tiêu.

Anh Hạnh chia sẻ: “Nhờ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, tôi đã khởi nghiệp thành công. Vừa qua, tôi tiếp tục vay thêm 100 triệu đồng để mở rộng sản xuất. Năm 2023, gia đình thu được 8 tấn cà phê nhân và hơn 1 tấn hồ tiêu; thu nhập hơn 500 triệu đồng sau khi trừ chi phí”. Cũng theo anh Hạnh, nhiều hộ ĐVTN khác trong xã cũng đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Không chỉ làm giàu cho gia đình, các ĐVTN còn góp phần cùng địa phương sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, anh Nguyễn Quang Hạnh (bìa trái, thôn An Lộc, xã Ia Tiêm) đầu tư trồng cà phê để phát triển kinh tế. Ảnh: H.Đ.T

Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, anh Nguyễn Quang Hạnh (bìa trái, thôn An Lộc, xã Ia Tiêm) đầu tư trồng cà phê để phát triển kinh tế. Ảnh: H.Đ.T

Những năm qua, Đoàn xã Ia Tiêm luôn là đơn vị điển hình trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ và tư vấn ĐVTN trong việc vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế. Chị Lê Thị Hoanh-Bí thư Đoàn xã-cho biết: Hiện nay, toàn xã có hơn 90 ĐVTN vay vốn để phát triển sản xuất với tổng dư nợ hơn 5 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay của ngân hàng, ĐVTN đã triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế như: trồng cà phê, nuôi dúi, trồng dâu nuôi tằm...

Theo số liệu của Huyện Đoàn Chư Sê, tính đến cuối tháng 6-2024, toàn huyện có hàng trăm hộ gia đình thanh niên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để phát triển kinh tế với tổng dư nợ hơn 90 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng, nhiều ĐVTN thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh để từng bước nâng cao thu nhập. Không chỉ vậy, nhiều ĐVTN đã mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm những mô hình kinh tế mới, chuyển đổi từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô lớn góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên.

Ông Nguyễn Đình Lý-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Chư Sê-thông tin: Thông qua hoạt động ủy thác của Ngân hàng, Đoàn Thanh niên các cấp có điều kiện quan tâm hơn đến ĐVTN, làm cho hoạt động Đoàn có nội dung sinh hoạt phong phú hơn, lồng ghép triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với hướng dẫn ĐVTN sử dụng vốn vay, tạo việc làm, tăng thu nhập. Nguồn vốn này đã giúp cho hàng trăm hộ ĐVTN khởi nghiệp, phát triển kinh tế và vươn lên làm giàu.

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Độc đáo món ăn không gia vị của người Jrai

Độc đáo món ăn không gia vị của người Jrai

(GLO)- Từ những nguyên liệu “cây nhà lá vườn”, người Jrai khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai đã chế biến thành món ăn thập cẩm đạm bạc. Dù không nêm nếm bất cứ gia vị nào, song món ăn này lại đậm đà hương vị ẩm thực đặc trưng của người Jrai.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Trào lưu Labubu đã là dĩ vãng?

Trào lưu Labubu đã là dĩ vãng?

Sau một thời gian 'gây sốt', Labubu không còn được mọi người ráo riết săn lùng như trước nên giá trị của mỗi con Labubu không còn bị đẩy lên quá cao.