Đôi điều về xuất xứ của một bài đồng dao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Bài đồng dao “Nhong nhong ngựa ông đã về/Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn” (cũng có dị bản là “Nhong nhong ngựa ông lại về”) từ lâu đã trở nên quen thuộc với mỗi chúng ta.

Hiện nay, trong tủ sách của gia đình tôi có hơn 10 cuốn đề cập câu đồng dao này với những nhận định khác nhau. Trong đó, đa phần là nhận định có liên quan đến nghĩa quân Lam Sơn và Bình Định Vương Lê Lợi.

Trong sách “Đối thoại văn học” của tác giả Hoàng Trinh, Nhà xuất bản Hà Nội (tháng 6-1986) có in như sau: “…Đây là một sự tích lịch sử nhắc lại sự tiến quân của Lê Lợi (ông) từ Lam Sơn ra thành Đông Quan nơi quân Minh đang bị vây hãm… với từ “đã về”-nghĩa quân Lê Lợi đã về đến bến làng Phù Viên ở đầu cầu Long Biên về phía Gia Lâm, nơi có cây bồ đề lịch sử (trang 122, 123).

Còn cuốn “Giai thoại văn nghệ dân gian” do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam biên soạn và xuất bản tháng 11-1986 thì đề cập: “Bồ Đề ở tả ngạn sông Hồng, trông sang giữa Thủ đô Hà Nội. Năm 1426, Vương Thông bị thua ở Tốt Động (Chương Mỹ, Hà Sơn Bình) phải thu quân về cố thủ ở thành Đông Quan. Nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng, ồ ạt kéo về vây hãm thành. Bồ Đề được chọn làm nơi đặt đại bản doanh của Bình Định Vương Lê Lợi, nơi này có 2 cây bồ đề nên bến sông gần đó gọi là bến Bồ Đề” (trang 7).

Trong sách “Hào Kiệt Lam Sơn” của tác giả Vũ Ngọc Đĩnh (Nhà xuất bản Văn học năm 2003) có giải thích: Bồ Đề là một bến sông rộng, ở phía Bắc sông Nhĩ, nơi ấy có 2 cây bồ đề vĩ đại cho nên người Bắc ta lấy ngay tên cây đặt tên bến nước… Ngày 15-4-1428, Lê Lợi mới từ đại doanh Bồ Đề vào thành Đông Quan rồi định đô ở đó (trang 1176).

Trong sách “Đại Việt thông sử”, tác giả Lê Quý Đôn (người dịch Ngô Thế Long, do Nhà xuất bản Trẻ và Hồng Bàng, in quý I-2012) cũng đã thể hiện: “Lê Lợi sai dựng một cái lầu mấy tầng trong dinh Bồ Đề, hàng ngày, Lê Lợi ngự tại tầng lầu trên cùng, để trông vào thành bên địch (Đông Quan), cho Nguyễn Trãi ngồi ở tầng lầu dưới, để bàn luận quân cơ hầu vua và thảo những thư từ đi lại” (trang 76, 77).

Trong quyển “Ánh sáng và mùa xuân trí tuệ” do Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp biên soạn, Nhà xuất bản Hà Nội, 1975) thì nêu “…Đặc biệt khi Lê Lợi mở cuộc bao vây Đông Quan, việc Nguyễn Trãi ngồi ở tầng 2 trên dinh Bồ Đề, vừa tiếp tục dự thảo thư từ địch vận và ngoại giao” (trang 178).

Có thể kể thêm ở cuốn sách: Nguyễn Trãi-truyện danh nhân, do Hoài Việt biên soạn, Nhà xuất bản Văn học, tháng 10-1998) có dẫn chuyện “…Thị Lộ chợt nghe có tiếng hát của một bầy trẻ con, từ lối chợ Cầu Đông… mỗi đứa tay cầm một lưỡi liềm, vai khoác một chiếc sọt nhỏ đang vừa đi vừa hát tiến ra lối bờ sông Cái. Bước chân thậm thịch của chúng nhịp theo câu hát: “Nhong nhong ngựa ông đã về/Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn” vừa hát vừa múa lưỡi liềm lên trước mặt như một đoàn con rối…” (trang 200).

Thêm một quyển sách không thể bỏ qua, đó là quyển “Tuyển tập thơ, đồng dao và các trò chơi dân gian Việt Nam” do Hội đồng chỉ đạo xuất bản sách xã, phường, thị trấn biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành (tháng 12-2020) đã xác định là đồng dao và sự ngắt nhịp: “Nhong nhong nhong/Ngựa ông đã về/Cắt cỏ Bồ Đề/Cho ngựa ông ăn/Nhong nhong nhong” (trang 125, 126).

Qua một số tác phẩm đã nêu ở trên, có thể khẳng định rằng câu ca này thuộc thể loại đồng dao, xuất xứ vào giai đoạn khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi (thế kỷ XV) và từ “ông” ở đây chính là Lê Lợi. Tôi xin được dùng một đoạn văn trong sách “Giảng văn tập I” của Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm I Hà Nội (Nhà xuất bản Đại học và THCN tháng 3-1982, trang 277) nhằm minh họa thêm cho bài viết: “Ngày 12 tháng Chạp năm Đinh Mùi, Lê Lợi chính thức làm lễ tống tiễn Vương Thông ở dinh Bồ Đề (phía Gia Lâm, Hà Nội ngày nay) trước khi công bố Bình Ngô đại cáo (ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi, đầu năm 1428).

Tuy vậy, hiện nay, một vài tài liệu lại gắn bài đồng dao này với nghĩa quân Tây Sơn. Đơn cử như: Trong cuốn “Bảo tàng Quang Trung Di tích Tây Sơn” và cuốn “Lưu niệm danh nhân thời Tây Sơn” do Bảo tàng Tây Sơn xuất bản (năm 2012, 2013) có 2 bài của tác giả Nguyễn Thị Thìn ở phần nhận định về bài đồng dao này đều viết: “ …Trên khu Gò Lăng, cạnh nhà ông bà Hồ Phi Phúc, Nguyễn Thị Đồng có cây bồ đề cao to, anh em Tây Sơn mỗi lần về quê ngoại thường buộc ngựa tại đây, nên dân gian trong vùng có câu: Nhong nhong ngựa ông lại về/ Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn (trang 19, 31). Còn trong sách “Huyền tích An Khê” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2017), tác giả cũng có nhắc đến bài đồng dao cùng chú thích: “Ca dao thời Tây Sơn”. (trang 150). Liệu có sự nhầm lẫn nào chăng?

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.