Bà Nhạn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Bà Trịnh Thị Hồng Nhạn (72 tuổi, tổ 2, thị trấn Chư Prông) là cựu tù chính trị yêu nước và là dũng sĩ diệt Mỹ. Tuy tuổi cao nhưng bà vẫn quán xuyến công việc gia đình, chăm mẹ già hơn trăm tuổi.

Bà Trịnh Thị Hồng Nhạn sinh ra và lớn lên tại xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 13 tuổi, bà Nhạn đã hăng hái tham gia tổ chức, nhận rải truyền đơn, làm giao liên, dẫn đường cho các đội công tác, mật báo những hoạt động của địch...

Thấy bà khôn khéo, xử lý tình huống hiệu quả, tổ chức huấn luyện và biên chế vào Đội biệt động huyện Mộ Đức. Không phụ lòng tin, bà nhiều lần cải trang, bí mật luồn sâu vào trong các đồn bốt của địch để nắm bắt thông tin, gài mìn, chủ động tấn công tiêu diệt quân địch.

Bà Trịnh Thị Hồng Nhạn chăm sóc mẹ. Ảnh: H.C

Bà Trịnh Thị Hồng Nhạn chăm sóc mẹ. Ảnh: H.C

“Trực tiếp chiến đấu 23 trận, lập được nhiều chiến công, nhưng tôi nhớ nhất là trận đánh vào đầu năm 1971. Khi đó, tôi bò vào Chi khu Mộ Đức để gài mìn vào xe Jeep. Mìn nổ khiến 13 tên địch bị chết, 18 tên bị thương. Sau chiến công này, tôi được tổ chức tuyên dương là dũng sĩ diệt Mỹ và được kết nạp vào Đảng”-bà Nhạn tự hào nói.

Năm 1971, trong khi đưa thư cho Văn phòng Huyện ủy Mộ Đức, bà Nhạn không may bị địch vây bắt. Trước khi rơi vào tay giặc, bà xé nhỏ lá thư rồi nuốt vào bụng. Bà bị địch tra tấn, đánh đập dã man và tống giam vào nhà lao tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, chúng không làm lay chuyển khí tiết người cộng sản trung kiên. Cuối năm 1972, chúng đành phải trả tự do cho bà.

Sau khi được trả tự do, bà Nhạn trở về quê nhà làm vườn, nuôi dưỡng mẹ già. Một thời gian, bà chủ động móc nối với tổ chức tiếp tục hoạt động bí mật trong lòng địch, lập nhiều chiến công. Đến đầu năm 1976, bà theo chồng lên Chư Prông sinh sống. Đầu năm 1980, bà về quê đón mẹ già lên Chư Prông phụng dưỡng.

Sau khi nghỉ hưu theo chế độ, bà Nhạn lần lượt được bầu làm Phó Bí thư, Bí thư Chi bộ tổ dân phố 2 (thị trấn Chư Prông) và Phó Chủ tịch Hội Cựu tù chính trị yêu nước huyện Chư Prông.

Ở vị trí công tác nào, bà cũng tận tình làm việc, quan tâm phát triển kinh tế-xã hội ở khu dân cư, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang, đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể. Hàng năm, bà đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được các cấp biểu dương, khen thưởng.

Năm 2022, bà Nhạn xin nghỉ đảm nhiệm các chức vụ vì tuổi cao và để có thêm thời gian chăm sóc mẹ già. Dù vậy, bà vẫn theo dõi chặt chẽ tình hình, tham gia các phong trào, đóng góp nhiều ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị-xã hội.

Ông Trần Hiếu-Chủ tịch UBND thị trấn Chư Prông-xác nhận: “Gia đình bà Trịnh Thị Hồng Nhạn là gia đình tiêu biểu ở địa phương. Mẹ và vợ chồng bà Nhạn là những người có công với cách mạng, gương mẫu thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở khu dân cư, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hướng đến mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

Gia Lai hướng đến mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

(GLO)- Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng lên đáng kể. Nếu năm 2009, tỷ lệ bao phủ BHYT/dân số chỉ đạt 69,36% thì năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lên 91%.
Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

(GLO)- Ngày 15-5, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai cùng đại diện các Ban của LĐLĐ tỉnh thăm và tặng quà 6 đoàn viên, người lao động bị bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Đức Cơ, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng.
Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

(GLO)- Việc Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang (tỉnh Gia Lai) phân công các cơ quan, đơn vị của huyện kết nghĩa với làng vùng khó và phụ trách, hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong cuộc sống đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.