Lần đầu tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngày hội được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Tây Nguyên trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Học sinh ở Kon Tum biểu diễn cồng chiêng kết hợp múa xoang tại các hội diễn ở địa phương. Ảnh: Khoa Chương/TTXVN

Học sinh ở Kon Tum biểu diễn cồng chiêng kết hợp múa xoang tại các hội diễn ở địa phương. Ảnh: Khoa Chương/TTXVN

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ nhất sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 29/11 đến ngày 1/12 tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Với chủ đề "Đại ngàn Tây Nguyên-Tinh hoa hội tụ," Ngày hội có sự tham gia của 5 địa phương gồm Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai.

Ngày hội được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Tây Nguyên trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, qua đó khơi dậy khát vọng, niềm tin, tự hào dân tộc, phát huy tính tích cực, ý thức tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Ngày hội cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá tới bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Tây Nguyên trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển; góp phần giữ gìn, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Ngày hội là cơ hội tuyên truyền, quảng bá với các doanh nghiệp, du khách trong và ngoài nước về tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Tây Nguyên, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tạo động lực đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh quá trình xây dựng các khu du lịch trọng điểm của các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên.

Phụ nữ tại một số buôn làng thuộc xã Biển Hồ, thành phố Pleiku (Gia Lai) dệt thổ cẩm và bán cho du khách. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Phụ nữ tại một số buôn làng thuộc xã Biển Hồ, thành phố Pleiku (Gia Lai) dệt thổ cẩm và bán cho du khách. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ nhất dự kiến thu hút khoảng 1.000 người tham gia.

Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như: trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; xây dựng không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa truyền thống của địa phương; trưng bày, giới thiệu ẩm thực truyền thống của địa phương; liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc vùng Tây Nguyên; triển lãm "Đặc trưng văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Ngày hội còn có các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, đẩy gậy, bắn ná, leo cột mỡ, nhảy bao bố..., tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc giao lưu, học hỏi, góp phần vào công tác bảo tồn các môn thể thao truyền thống; trưng bày ảnh nghệ thuật về sắc màu văn hóa đặc sắc các dân tộc khu vực Tây Nguyên.

Ban Tổ chức Ngày hội cũng sẽ tổ chức các tour, tuyến du lịch tham quan nhằm quảng bá, giới thiệu về các hoạt động của Ngày hội và vẻ đẹp, tiềm năng của vùng đất, con người vùng Tây Nguyên nói chung và vùng đất Kon Tum nói riêng.

Tây Nguyên - vùng đất gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng - có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh đối với cả nước và khu vực.

Tây Nguyên là nơi cư trú của 47 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những giá trị di sản văn hóa khác nhau, tạo thành một kho tàng văn hóa đặc sắc.

Với địa hình khá đa dạng, từ vùng núi cao đến các cao nguyên rộng lớn và các thung lũng cùng những cánh đồng trù phú, Tây Nguyên có khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm (khí hậu ôn đới trong lòng nhiệt đới), nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng liên quan đến núi, sông suối, thác nước, hồ... và cả hệ động thực vật phong phú, trong đó có nhiều Khu Bảo tồn Thiên nhiên, Vườn Quốc gia...

Du khách chụp ảnh lưu niệm tại núi lửa Chư Đăng Ya ở Gia Lai. Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+

Du khách chụp ảnh lưu niệm tại núi lửa Chư Đăng Ya ở Gia Lai. Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam+

Theo Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tây Nguyên là một trong bảy vùng du lịch trọng điểm.

Với những giá trị riêng có về tài nguyên du lịch, Tây Nguyên có tiềm năng rất lớn để hình thành và phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch độc đáo như du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái-văn hóa, nghỉ dưỡng...

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.