Trường THCS Trần Phú đạt giải nhất cuộc thi ảnh “Pleiku xưa và nay”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Chiều 11-9, Thành Đoàn Pleiku (tỉnh Gia Lai) phối hợp cùng Câu lạc bộ Thầy và trò tổ chức lễ tổng kết, trao giải cuộc thi ảnh “Pleiku xưa và nay”.

Cuộc thi được triển khai từ ngày 25-3-2023, đối tượng dự thi là đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi trên địa bàn TP. Pleiku; thành viên các câu lạc bộ, đội, nhóm đang sinh hoạt, học tập tại các Trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku; các cá nhân, nhóm yêu thích nhiếp ảnh và có tác phẩm liên quan đến chủ đề cuộc thi.

Anh Thái Giang Nam-Bí thư Thành Đoàn, Trưởng ban tổ chức cuộc thi trao giải nhất cho đơn vị Trường THCS Trần Phú. Ảnh: M.N
Anh Thái Giang Nam-Bí thư Thành Đoàn, Trưởng ban tổ chức cuộc thi trao giải nhất cho đơn vị Trường THCS Trần Phú. Ảnh: M.N

Theo thể lệ, ảnh Pleiku xưa được chụp hoặc sưu tầm từ năm 1945 đến năm 1975; còn ảnh Pleiku nay là hình ảnh do chính đoàn viên, thanh niên chụp năm 2023, đúng với vị trí của ảnh xưa. Hình ảnh phải tạo được sự so sánh về những thay đổi và phát triển của thành phố.

Ban tổ chức đã nhận được 52 tác phẩm dự thi ở vòng sơ khảo của 31 Đoàn xã/phường, các liên đội trên địa bàn thành phố. Qua chấm điểm, Ban tổ chức đã chọn 19 tác phẩm vào vòng chung khảo và đăng tải trên Fanpage Thành ủy Pleiku.

Tại buổi lễ tổng kết, Ban Chấp hành Thành Đoàn Pleiku đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 5 giải khuyến khích cho các tập thể có tác phẩm xuất sắc nhất. Trong đó, giải nhất được trao cho đơn vị Trường THCS Trần Phú với tác phẩm “Cổng trường Lê Lợi”; 2 giải nhì được trao cho đơn vị: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu với tác phẩm “Sân trường Võ Thị Sáu”, Trường THCS Nguyễn Huệ với tác phẩm “Góc trường Nguyễn Huệ”.

Qua cuộc thi, Ban tổ chức mong muốn thế hệ trẻ hiểu hơn về cảnh quan thiên nhiên, đời sống, văn hóa của con người Pleiku xưa và nay. Từ đó, thế hệ trẻ thêm trân trọng, phát huy tinh thần xung kích tình nguyện, sáng tạo để xây dựng TP. Pleiku ngày càng phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...