Kông Chro ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Nhờ đó, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã và nội làng đã được bê tông hóa, tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Tuyến đường bê tông xi măng dài 520 m dẫn ra khu sản xuất của 64 hộ dân làng Sơ Kiết (xã An Trung) vừa hoàn thành, mang lại niềm vui lớn cho bà con nơi đây. Giờ đây, người dân không còn phải chịu cảnh đi lại lầy lội vào mùa mưa, bụi mù vào mùa khô.

Ông Đinh Krứ phấn khởi nói: Nhà tôi có 3,7 ha mía, 4 sào bắp và 2 sào lúa ở khu sản xuất. Trước đây, tuyến đường này là đường đất nên việc đi lại và vận chuyển nông sản của bà con hết sức khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa. Do đó, dù giá nông sản có tăng nhưng chi phí vận chuyển cao nên lợi nhuận không đáng kể. Hiện nay, tuyến đường này được Nhà nước đầu tư hoàn thiện, tôi cũng như bà con trong làng rất vui.

Ông Đinh Krứ (làng Sơ Kiết, xã An Trung) chăm sóc ruộng mía của gia đình. Ảnh: Ngọc Sang

Ông Đinh Krứ (làng Sơ Kiết, xã An Trung) chăm sóc ruộng mía của gia đình. Ảnh: Ngọc Sang

Bà Nguyễn Thị Phượng-Chủ tịch UBND xã An Trung-cho hay: “Từ năm 2022 đến nay, trên cơ sở nguồn vốn hơn 6,7 tỷ đồng của các chương trình mục tiêu quốc gia, xã đã đầu tư xây dựng 4 công trình đường giao thông nông thôn. Những công trình này không những giải quyết được nhu cầu đi lại mà còn giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, nâng cao thu nhập cho bà con, góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp địa phương hoàn thành tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới”.

Tương tự, ông Lê Văn Khánh-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Pơ Pho-cho biết: Năm 2022, từ nguồn vốn phân bổ của các chương trình mục tiêu quốc gia, xã đã đầu tư hơn 8 tỷ đồng làm các tuyến đường ra khu sản xuất của thôn 1, thôn 3 và thôn 4 với tổng chiều dài 4 km. Trong năm nay, xã tiếp tục đầu tư làm đường ra khu sản xuất của thôn 2 có chiều dài 1,3 km, tổng kinh phí 3 tỷ đồng. Hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp giúp việc đi lại của bà con rất thuận lợi, tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Trong khi đó, sau hơn 12 năm đưa vào sử dụng, nhiều đoạn trên tuyến đường liên xã dài 37 km nối thị trấn Kông Chro với các xã: Ya Ma, Đak Kơ Ning, Sró, Đak Song, Đak Pling đã bị xuống cấp. Đây là tuyến đường độc đạo, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, thông thương hàng hóa đối với người dân các xã phía Đông của huyện Kông Chro. Do vậy, UBND huyện quyết định phân bổ hơn 5 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để làm đường vào xã Đak Pling. Đồng thời, giao UBND các xã làm chủ đầu tư nhằm khắc phục những đoạn hư hỏng, xuống cấp trên toàn tuyến. Đến thời điểm này, một số đoạn cơ bản đã xong. Dự kiến cuối năm 2023, việc sửa chữa, nâng cấp tuyến đường sẽ hoàn thành.

Tuyến đường vào trung tâm xã Đak Song được đầu tư mở rộng giúp người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi. Ảnh: Ngọc Sang

Tuyến đường vào trung tâm xã Đak Song được đầu tư mở rộng giúp người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi. Ảnh: Ngọc Sang

Ông Huỳnh Văn Cư-Chủ tịch UBND xã Đak Song-thông tin: Trước đây, tuyến đường vào xã có chiều dài hơn 1,1 km được đổ bê tông xi măng. Tuy nhiên, mấy năm nay, đường bị xuống cấp, gây khó khăn trong vận chuyển nông sản của người dân. Nhờ có sự quan tâm của trung ương, tỉnh và huyện đã đầu tư sửa chữa, tuyến đường, giúp việc đi lại, giao thương thuận lợi. Bên cạnh đó, năm 2022, từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, xã đã đầu tư hơn 7,6 tỷ đồng làm đường nội làng Krắc và làng Blà, đường ra khu sản xuất làng Kliết-H’Ôn, mở rộng đường trung tâm xã với tổng chiều dài hơn 4 km.

“Trong năm nay, từ nguồn vốn phân bổ 4 tỷ đồng của các chương trình mục tiêu quốc gia, chúng tôi tiếp tục đầu tư làm mới đường vào khu thể thao trung tâm xã, các tuyến đường trung tâm xã, đường ra khu sản xuất làng Blà với tổng chiều dài gần 2 km. Từ đó, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông của địa phương”-ông Cư cho biết thêm.

Trong năm 2022, từ các nguồn vốn, huyện Kông Chro đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 52 công trình giao thông nông thôn với tổng kinh phí hơn 120 tỷ đồng. Năm 2023, huyện tiếp tục đầu tư 15 công trình giao thông nông thôn với tổng kinh phí gần 22 tỷ đồng. Đáng chú ý, việc đầu tư các tuyến đường liên thôn, liên xã đã kết nối lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, đi lại của người dân. Ngoài ra, việc ưu tiên đầu tư phát triển giao thông nông thôn đã thu hẹp dần khoảng cách giữa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa với trung tâm huyện, trở thành đòn bẩy giúp các địa phương thoát nghèo bền vững.

Trao đổi với P.V, ông Phan Thanh Vân-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Kông Chro-cho biết: Nhờ ưu tiên các nguồn lực đầu tư, đến nay, đường giao thông kết nối đến các thôn, làng vùng sâu, vùng xa đã được bê tông hóa. Tuy vậy, huyện vẫn ưu tiên nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn, đặc biệt là các đường ra khu sản xuất nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển nông sản của người dân.

“Hiện nay, nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện là rất lớn. Thời gian tới, ngoài phát huy nội lực, huyện mong muốn cấp trên tiếp tục quan tâm và tăng nguồn kinh phí đầu tư để triển khai xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Từ nay đến năm 2025, huyện tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn của trung ương và địa phương để triển khai nâng cấp, sửa chữa, làm mới các công trình. Trong đó, chú trọng các công trình kết nối với những vùng sản xuất lớn, vùng đông dân cư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Kông Chro cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.