Phê duyệt Quy hoạch phòng-chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Theo mục tiêu chung của quy hoạch nhằm bảo đảm cấp nước, tiêu, thoát nước cho dân sinh, sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế và bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực phòng-chống, giảm thiệt hại do thiên tai, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển ở thượng nguồn các sông liên quốc gia.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 847/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phòng-chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi quy hoạch bao gồm trên toàn bộ phần diện tích đất liền và một số đảo đông dân cư, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh (Vân Đồn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Phú Quý, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo), theo các vùng phát triển kinh tế-xã hội, theo các lưu vực sông.

Mục tiêu chung của quy hoạch nhằm bảo đảm cấp nước, tiêu, thoát nước cho dân sinh, sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế và bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực phòng, chống, giảm thiệt hại do thiên tai, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển ở thượng nguồn các sông liên quốc gia.

Nâng cao năng lực phòng-chống, giảm thiệt hại do thiên tai, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Ảnh minh họa

Nâng cao năng lực phòng-chống, giảm thiệt hại do thiên tai, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Ảnh minh họa

Cấp đủ nguồn nước phục vụ sinh hoạt

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, về cấp nước, phấn đấu cấp đủ nước phục vụ sinh hoạt; cấp và tạo nguồn cấp nước cho nông thôn, đô thị, công nghiệp, khu kinh tế...; đáp ứng nhu cầu nước cho hoạt động kinh tế ven biển, các đảo có đông dân cư. Chủ động nguồn nước tại chỗ cho sinh hoạt ở các khu vực bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; chú trọng một số vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng. Chủ động kiểm soát mặn, ngọt tại các vùng cửa sông, vùng ven biển.

Cấp nước tưới chủ động cho diện tích lúa 2 vụ với tần suất đảm bảo 85%, riêng vùng đồng bằng sông Hồng đảm bảo 85-90%, đối với các vùng khó khăn về nguồn nước và giải pháp thủy lợi (miền núi, biên giới, ven biển, hải đảo) bảo đảm 75-85%; kết hợp các giải pháp tưới tiết kiệm nước.

Cấp nước tưới đảm bảo cho 70% diện tích cây trồng cạn, nâng dần tần suất đảm bảo tưới cho rau màu lên 90%, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm 90-95%. Đảm bảo cấp đủ nước cho gia súc, gia cầm với khoảng 10,5 triệu con. Cấp nước và thoát nước chủ động cho 1,35 triệu ha nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung.

Đồng thời, bổ sung nguồn nước trên sông, kênh, hệ thống thủy lợi bị ô nhiễm, góp phần cải tạo môi trường, đảm bảo chất lượng nước đáp ứng yêu cầu sử dụng nước.

Về tiêu, thoát nước, phấn đấu bảo đảm tiêu, thoát nước qua công trình thủy lợi cho khoảng 3,5 triệu ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản và diện tích đất đô thị, công nghiệp với tần suất mưa thiết kế 10%.

Khắc phục hoàn toàn tình trạng ô nhiễm nguồn nước

Tầm nhìn đến năm 2050 cấp đủ nguồn nước phục vụ sinh hoạt với mức đảm bảo 100%; cấp và tạo nguồn cấp nước cho khu vực nông thôn, đô thị, công nghiệp, khu kinh tế...; đáp ứng nhu cầu nước cho hoạt động kinh tế ven biển, các đảo có đông dân cư.

Cấp nước tưới chủ động cho toàn bộ diện tích lúa được tưới với tần suất đảm bảo tối thiểu 85%, riêng vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo 90% đến 95%, chủ động với các kịch bản cực đoan, nâng cao tỷ lệ tưới tiết kiệm nước. Khắc phục hoàn toàn tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên các sông, kênh, hệ thống thủy lợi…

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phòng-chống thiên tai và thủy lợi

Để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai và thủy lợi, Quy hoạch đã đưa ra phương án chung và phương án phát triển cho từng vùng. Phương án chung gồm: Tạo nguồn, tích trữ, điều hòa nguồn nước; nâng cấp, cải tạo các hệ thống thủy lợi; khắc phục tình trạng hạ thấp mực nước; cấp nước sinh hoạt; tiêu, thoát nước và chống ngập úng; phòng-chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; phòng-chống lũ, ngập lụt và các loại hình thiên tai khác.

Cụ thể, nâng cấp, cải tạo các hệ thống thủy lợi: Nâng cao hiệu quả, năng lực của các công trình hiện có, trong đó tập trung nâng cấp công trình đầu mối, hệ thống kênh chính, bổ sung đầu tư mới các công trình thuộc hệ thống, tăng khả năng tự làm sạch, cải thiện chất lượng nước, phòng, chống ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm khôi phục, duy trì và nâng cao năng lực phục vụ của các hệ thống thủy lợi, góp phần đồng bộ với kết cấu hạ tầng các ngành.

Khắc phục tình trạng hạ thấp mực nước: Xây dựng đập dâng, công trình dâng nước trên dòng chính đối với các sông có biến động lớn về lòng dẫn, diễn biến hạ thấp đáy sông, suy giảm mực nước và nguy cơ xâm nhập mặn cao…

Cấp nước sinh hoạt: Đầu tư xây dựng hệ thống các công trình cấp nước, tạo nguồn, dẫn nguồn cấp nước ổn định cho sinh hoạt, hoàn thiện các công trình cấp nước tập trung nông thôn, ưu tiên cho khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới và các đảo. Nâng cấp, sửa chữa, kết hợp với quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng nhằm phát huy hiệu quả, hoạt động bền vững của công trình; ưu tiên lấy nước từ hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng để bảo đảm nguồn nước ổn định cho công trình cấp nước sinh hoạt.

Phòng-chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn: Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình tạo nguồn nước, tích trữ nước, điều tiết, cân đối nước, cấp nước tại chỗ; sử dụng nước từ hệ thống thủy lợi, hồ thủy điện... phục vụ cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra thiên tai, hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn; nghiên cứu, đầu tư xây dựng công trình trữ, hồ chứa nước phân tán phù hợp với đặc điểm từng vùng, triển khai đầu tư hồ trữ nước ngọt, công trình để trữ nước trên hệ thống sông, kênh rạch…

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng bà Mai xót xa nhìn căn nhà cùng nhiều tài sản bị thiêu rụi. Ảnh: Hữu Thành

Ia Pa: Cháy nhà dân do chập điện

(GLO)- Khoảng 10 giờ ngày 17-5, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra thiêu rụi nhiều tài sản và làm sập căn nhà của gia đình bà Nguyễn Thị Mai tại thôn Voòng Boong (xã Chư Răng, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai).
Phòng tránh đuối nước ngày hè

Phòng tránh đuối nước ngày hè

(GLO)- Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ nghỉ hè. Ngay từ lúc này, nhiều bậc phụ huynh đã rục rịch lên kế hoạch để con em có những ngày hè vui chơi bổ ích.
Công an tỉnh Gia Lai tăng tốc triển khai Đề án 06

Công an tỉnh Gia Lai tăng tốc triển khai Đề án 06

(GLO)- Công an tỉnh Gia Lai là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của tỉnh.
Gia Lai: Nước ngầm suy giảm mạnh vì hạn hán kéo dài

Gia Lai: Nước ngầm suy giảm mạnh vì hạn hán kéo dài

(GLO)- Ông Huỳnh Trọng Quang-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cho hay: “Tuy đã có vài cơn mưa đầu mùa nhưng nước trong ao hồ vẫn cạn dần, nước ngầm suy giảm nhanh. Chính quyền vận động bà con nạo vét ao hồ, chia sẻ và sử dụng nước tưới tiết kiệm”.
An Khê lan tỏa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

An Khê lan tỏa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

(GLO)- Những năm qua, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) lan tỏa mạnh mẽ, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội chung tay phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn.