Ia Pa hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Thông qua các hình thức như: khai trương cửa hàng trưng bày và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp, giới thiệu nguồn vốn vay ưu đãi… phong trào phụ nữ khởi nghiệp tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) ngày một lan tỏa, tạo điều kiện giúp hội viên vươn lên làm giàu chính đáng.

Trao cơ hội

Hưởng ứng cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, huyện Ia Pa có 2 dự án tham gia gồm: “Khởi nghiệp kinh doanh bánh kem, lễ cưới hỏi trầu cau trọn gói” của chị Võ Thị Tài (thôn 1, xã Pờ Tó) và “Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai” của chị Ksor H'Bông (buôn Plei Apa Ama Lim, xã Chư Mố). 2 dự án đã khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình cũng như bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Trong đó, dự án của chị Tài-một phụ nữ khuyết tật-khiến nhiều người khâm phục bởi nghị lực “tàn nhưng không phế”.

Hội viên phụ nữ giới thiệu sản phẩm tại Ngày hội kết-giao lưu sản phẩm khởi nghiệp huyện Ia Pa năm 2022. Ảnh: Vũ Chi

Hội viên phụ nữ giới thiệu sản phẩm tại Ngày hội kết-giao lưu sản phẩm khởi nghiệp huyện Ia Pa năm 2022. Ảnh: Vũ Chi

Vốn sinh ra lành lặn như bao đứa trẻ khác song do di chứng từ một cơn sốt khi mới 9 tháng tuổi đã khiến một chân chị Tài dần teo đi. Tuy nhiên, khó khăn không làm chị lùi bước. Chị quyết tâm lên Pleiku học nghề làm bánh kem và kết trầu cau đám cưới. Với kinh nghiệm có được, năm 2018, chị mở một tiệm kinh doanh nhỏ tại địa phương. Tham gia cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa”, chị được Hội hỗ trợ vay 50 triệu đồng để nâng cấp cửa tiệm. “Dự kiến thời gian tới, tôi sẽ đầu tư thêm lò đổ bánh và tủ trưng bày để thuận lợi cho việc kinh doanh, buôn bán. Cuộc thi là cơ hội trải nghiệm quý báu giúp tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh dịch vụ”-chị Tài bộc bạch.

Cũng với mong muốn giới thiệu, quảng bá sản phẩm truyền thống của địa phương, Hội LHPN xã Chư Mố đã động viên chị Ksor HBông tham gia cuộc thi với Dự án “Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai”. Theo chị Rơ Ô HDjuôn-Chủ tịch Hội LHPN xã Chư Mố, hiện nay, người biết dệt thổ cẩm ở địa phương không nhiều. Nếu không có biện pháp bảo tồn thì nghề dệt có nguy cơ bị thất truyền. Gia đình chị HBông có nhiều thế hệ đam mê dệt thổ cẩm và dệt rất sắc sảo. Tuy nhiên, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại địa phương. Thông qua cuộc thi khởi nghiệp, chị hy vọng sản phẩm được nhiều người biết đến và đặt hàng. “Thời gian tới, Hội LHPN xã sẽ thành lập câu lạc bộ dệt thổ cẩm để chị em hội viên trao đổi kinh nghiệm, kết nối tiêu thụ, mang lại nguồn thu nhập vừa cải thiện cuộc sống gia đình, vừa giúp bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc mình”-chị HDjuôn chia sẻ.

Tăng cường quảng bá sản phẩm

Theo bà Huỳnh Thị Ngọc Lan-Chủ tịch Hội LHPN huyện Ia Pa, các địa phương có nhiều mô hình khởi nghiệp triển vọng, song khó khăn lớn nhất là khâu quảng bá và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Thực hiện Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025, hàng năm, Hội LHPN huyện đều tổ chức phiên chợ Tết an toàn và Ngày hội kết nối-giao lưu sản phẩm khởi nghiệp nhằm giúp chị em giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Ngày 19-5 vừa qua, Hội LHPN huyện khai trương cửa hàng trưng bày và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp tại trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các đoàn thể. Cửa hàng trưng bày 25 sản phẩm của hội viên. Thông qua mạng xã hội, Hội đã nhận được nhiều đơn đặt hàng với sản phẩm gạo TBR97, muối cỏ thơm, đậu phộng rang tay. “Chúng tôi sẽ đầu tư thêm tủ đông để bảo quản sản phẩm tươi sống. Đồng thời, thông qua kết nối với các ban, ngành để mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo tiền đề xây dựng sản phẩm OCOP cũng như động lực phát triển kinh tế-xã hội địa phương”-bà Lan cho hay.

Hội viên phụ nữ xã Chư Mố chia sẻ cách dệt thổ cẩm truyền thống. Ảnh: V.C

Hội viên phụ nữ xã Chư Mố chia sẻ cách dệt thổ cẩm truyền thống. Ảnh: V.C

Cũng theo Chủ tịch Hội LHPN huyện, bên cạnh việc kết nối tiêu thụ sản phẩm, hàng năm, các cấp Hội có kế hoạch hỗ trợ chị em tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Từ đầu năm đến nay, Hội LHPN huyện phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện giải ngân hơn 13 tỷ đồng cho 326 hộ vay, nâng tổng dư nợ lên hơn 125 tỷ đồng; phối hợp với Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh giải ngân 418 triệu đồng cho 25 thành viên vay vốn phát triển kinh tế gia đình.

Cùng với đó, huy động nội lực trong hội viên bằng cách vận động chị em tham gia các loại hình tiết kiệm giúp phụ nữ thiếu vốn sản xuất vay không tính lãi hoặc lãi suất thấp. Từ đầu năm đến nay, hội viên tham gia tiết kiệm với số tiền hơn 200 triệu đồng, trong đó tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng được 89 triệu đồng cho 42 chị vay; tiết kiệm do chị em tự đóng góp được 92 triệu đồng cho 18 chị vay. Cuối năm 2023, mỗi cơ sở Hội phấn đấu giúp ít nhất 2 hội viên thoát nghèo.

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000).