Hội nghị báo chí về lãnh đạo trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo chủ tịch Quỹ Báo chí Hàn Quốc, ngành báo chí đã bước vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới khi vượt qua giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số và hiện đang chứng kiến sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (Al).

(Ảnh minh họa: Nguyễn Thu Hà/TTXVN)

(Ảnh minh họa: Nguyễn Thu Hà/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hội nghị Nhà báo Thế giới 2023 do Hội Nhà báo Hàn Quốc tổ chức với chủ đề “Lãnh đạo trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số và vai trò của báo chí đối với sự phát triển khu vực” đã khai mạc tại Seoul ngày 25/4.

Đây là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức sau 4 năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19 và là hội nghị lần thứ 11.

Tham dự hội nghị có 70 nhà báo đến từ 50 quốc gia trên thế giới. Hội Nhà báo Việt Nam đã cử 2 đại diện tham dự sự kiện này.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội Nhà báo Hàn Quốc Kim Dong-hoon nhấn mạnh: “Chúng ta hiện đang sống trong thời đại mà bất cứ ai cũng có thể truy cập tin tức và các thông tin cần thiết mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh. Những điều không thể tưởng tượng chỉ vài năm trước đây đã trở thành hiện thực. Khoa học và công nghệ kỹ thuật số đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Nếu chúng ta không chuẩn bị cho tương lai của mình, báo chí có thể phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng chưa từng có.”

Chủ tịch Quỹ Báo chí Hàn Quốc Pyo Wan-soo nêu rõ hội nghị là cầu nối để nhà báo từ khắp nơi trên thế giới phản ánh, chia sẻ ý tưởng, tranh luận và cùng hợp tác.

Ông bày tỏ tin tưởng rằng các đề xuất khác nhau liên quan đến phát triển khu vực và thiết lập hòa bình sẽ được các nhà báo trên toàn thế giới trình bày để cùng hình thành một nền tảng hiểu biết chung.

Ngay trong ngày 25/4, các nhà báo đã tham gia 2 phiên thảo luận về các nội dung “Thách thức của báo chí đối với sự phát triển của khu vực” và “Lãnh đạo trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số và tương lai của báo chí”.

Ông Pyo Wan-soo cho rằng ngành báo chí đã bước vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới khi vượt qua giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số và hiện đang chứng kiến sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (Al).

Hiện vẫn chưa rõ liệu những thay đổi này sẽ dẫn đến khủng hoảng hay cơ hội cho lĩnh vực báo chí, nhưng điều rõ ràng là việc "xác minh" đúng cách của con người đối với các công nghệ mới như ChatGPT đã trở nên rất quan trọng.

Đây có thể là mô hình lãnh đạo và chức năng của báo chí mà thế giới cần trong thời đại ngày nay.

Hội nghị Báo chí Thế giới năm 2023 được tổ chức với nhiều chương trình khác nhau như hội thảo, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, các bài giảng đặc biệt, các chuyến tham quan khu vực và thăm khu phi quân sự (DMZ) trên Bán đảo Triều Tiên.

Trong thời gian diễn ra sự kiện từ ngày 24-29/4, các nhà báo sẽ có cơ hội tham dự nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc. Các nhà báo sẽ đến thăm các thành phố lớn như Gyeonggi, Suwon, Busan và Incheon.

Hội nghị Nhà báo Thế giới được tổ chức thường niên với nhiều chủ đề khác nhau như các vấn đề về báo chí, hòa bình thế giới và môi trường. Hội nghị đã trở thành sự kiện lớn trên thế giới thu hút đông đảo các nhà báo tham dự.

Hội Nhà báo Hàn Quốc được thành lập năm 1964 với hơn 10.000 thành viên đến từ 203 tổ chức, là các cơ quan báo chí, các đài phát thanh truyền hình, các công ty viễn thông và Internet.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.