CPI tháng 2 tăng 4,31% so với cùng kỳ năm trước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO) - Ngày 28-2, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 0,45% so với tháng 1 và tăng so 0,97% tháng 12-2022. Bên cạnh đó, CPI trong tháng đã tăng 4,31% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản tháng 2-2023 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 4,96% so với cùng kỳ năm trước. Trong 2 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản bình quân tăng 5,08% so với bình quân cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,6%).

Rau an toàn được bán phổ biến tại chợ Phù Đổng (TP. PLeiku). Ảnh: Huỳnh Lê

Rau an toàn được bán phổ biến tại chợ Phù Đổng (TP. PLeiku). Ảnh: Huỳnh Lê

Cụ thể, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 5 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 6 nhóm hàng giảm giá. 5 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: (1) Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất, tăng 2,11% chủ yếu do giá xăng, dầu tăng 5,66%; (2) Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,81% do giá gas tăng 14,56%; giá điện sinh hoạt tăng 1,12%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,99%; giá thuê nhà tăng 0,28%. Ở chiều ngược lại, giá dầu hỏa giảm 1%; giá nước sinh hoạt giảm 2,06%; (3) Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,12%, tập trung ở giá nhóm đồ trang sức, vàng, túi xách, vali… (4) Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; (5) Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%.

6 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: (1) Nhóm giáo dục giảm 0,57%; (2) Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,17%; (3) Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,12%; (4) Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,1%; (5) Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,08% và (6) Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,02%.

Tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước, CPI tăng 4,31% với 9/11 nhóm hàng tiêu dùng chính tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Trong đó, nhóm giáo dục tháng tăng cao nhất với 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân, một số địa phương tăng học phí trở lại sau khi đã miễn, giảm học phí trong năm học 2021-2022 để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch đồng thời vào năm học 2022-2023 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng mức học phí.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng 2 tháng đầu năm tăng 7,41% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá nhà thuê tăng, làm CPI chung tăng 1,39 điểm phần trăm.

Giá các mặt hàng thực phẩm 2 tháng tăng 4,97% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI tăng 1,06 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,74% do dịch Covid-19 được kiểm soát, giá tour, khách sạn, nhà hàng tăng khi nhu cầu du lịch trong nước tăng; giá điện sinh hoạt bình quân 2 tháng đầu năm 2023 tăng 3,04% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm…

Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng 2 tháng đầu năm đã tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trên cơ sở đó, lạm phát cơ bản trong tháng 2 tăng 0,25% so với tháng 1, tăng 4,96% so với cùng kỳ năm trước.

HUỲNH LÊ (vietnamplus.vn; suckhoedoisong.vn; tieudung.kinhtedothi.vn)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.