Về miền biên giới Đức Cơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Một ngày cuối tháng 2, chúng tôi có dịp lên huyện biên giới Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Mục đích chuyến đi là đưa đoàn cán bộ giáo viên 2 tỉnh Ninh Bình và Kiên Giang đang làm công tác thi học sinh giỏi quốc gia tại điểm thi Gia Lai tham quan Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và trải nghiệm vùng đất này.

Cũng lâu rồi, tôi mới trở lại Đức Cơ, cảm giác vừa háo hức vừa bồi hồi, như quen như lạ. Nắng tháng hai vàng tơ như rót mật trên những sườn đồi. Những cánh rừng cao su đang ra lộc non xanh mướt cứ lung linh trong nắng chiều se dịu. Bất chợt, thấy những câu thơ trong bài “Chiều biên giới” của Lò Ngân Sủn: “Chiều biên giới em ơi/Có nơi nào xanh hơn…” trở nên hợp cảnh hợp tình quá đỗi, khi khoảng trời mênh mang phía trên những cánh rừng cao su cứ mở ra miên man, bát ngát. Sắc xanh của lá, của trời nơi biên cương của Tổ quốc cho ta cảm giác an lành, bình yên và tự hào biết mấy.

Quốc môn Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, huyện Đức Cơ. Ảnh: Đức Thụy

Quốc môn Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, huyện Đức Cơ. Ảnh: Đức Thụy

Đức Cơ vẫn còn là một huyện nghèo, dân cư khá thưa thớt nhưng so với lần đầu tôi đến thì cuộc sống nơi đây đã có nhiều khởi sắc, diện mạo vùng đất đã thay đổi cùng sự phát triển của hệ thống điện-đường-trường-trạm. Không còn những con đường bụi đỏ, không còn những dải đất bạc màu, những rừng lau xám chạy dài, không còn những căn nhà tạm bợ chênh vênh bên đường, Đức Cơ đang thay da đổi thịt cùng nhịp sống sôi động hơn. Xe chúng tôi chạy qua cổng Trường THPT Nguyễn Trường Tộ khang trang và đẹp đẽ, thấy vui trong lòng và cảm phục những đồng nghiệp đang ngày đêm gieo chữ cho con em đồng bào vùng biên, vì một tương lai tươi sáng hơn của mảnh đất này.

Không biết có bao nhiêu người đang bám trụ nơi đây và làm cho vùng đất xa xôi này ngày một trù phú, no ấm hơn. Bằng cuộc đời lao động bình dị lặng thầm, họ đã góp phần giữ đất, giữ trời, giữ bình yên cho quê hương. Bởi lẽ, có sự khẳng định chủ quyền nào vững chắc bằng sự an định lâu đời của con người với tiếng nói, phong tục tập quán đậm đà bản sắc văn hóa Việt? Đầu tư phát triển vùng biên không chỉ là bài toán kinh tế mà còn là nhiệm vụ chiến lược của cả hệ thống chính trị. Chúng tôi càng thấm thía điều đó khi đi qua thị trấn Chư Ty, qua các công ty trực thuộc Binh đoàn 15 đóng chân trên địa bàn, qua Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Tất cả đều nói lên nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân về mục tiêu xây dựng Đức Cơ thành nơi phát triển vững về kinh tế, mạnh về quốc phòng-an ninh, trở thành thành trì phía Tây của tỉnh.

Quốc môn Lệ Thanh, cửa ngõ giao thương đường bộ giữa 2 nước Việt Nam-Campuchia trên đất Gia Lai, điểm cuối của quốc lộ 19 nối với quốc lộ 78 của nước bạn, sừng sững uy nghi dưới nắng chiều. Nhìn từ xa, cấu trúc tổng thể Quốc môn mang dáng dấp cách điệu của mái nhà rông, trông rất bề thế vững vàng. Đứng tại cột mốc số 30, nơi đánh dấu chủ quyền quốc gia, nơi phân định biên giới lãnh thổ của 2 nước trên thực địa, ngắm nhìn quốc kỳ tung bay dưới vòm không xanh thắm, lòng trào dâng niềm tự hào và niềm xúc động thiêng liêng. Cảm giác như khi ngắm cờ bay trên đỉnh Lũng Cú (Hà Giang) hay khi đến “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” (Lào Cai). Đó là tình yêu tha thiết với từng tấc đất của Tổ quốc, là cảm xúc thành kính và biết ơn các thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương để gìn giữ, bảo vệ non sông bờ cõi.

Chúng tôi rời Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh khi hoàng hôn đang dần buông xuống. Có đàn chim từ vùng trời nước bạn đang sải cánh bay về khoảng rừng thưa trên đất Việt Nam, tiếng hót nào lảnh lót giữa thinh không. Cảnh tượng thân quen bình dị ấy có thể gặp bất cứ đâu trong bất cứ chiều nào, cớ sao lòng lại bồi hồi, xúc động, càng thêm yêu vùng đất, vùng trời bình yên của Tổ quốc.

Trên đường về, đoàn chúng tôi dừng chân ghé thăm Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15). Bữa cơm vùng biên được những người lính thết đãi đoàn khách đến từ Pleiku và hai đầu đất nước có đủ thịt cá rau xanh, tất cả đều do đơn vị tăng gia sản xuất. Chúng tôi rời Đức Cơ khi trời đã về khuya. Chuyến đi ngắn ngủi mà đáng nhớ, hy vọng để lại trong lòng các bạn đồng nghiệp 2 tỉnh Ninh Bình, Kiên Giang những kỷ niệm đẹp về đất và người Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.