Trăn trở Tết ở làng “siêu đẻ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Làng Ea Lũh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) có 140 hộ, trên 800 khẩu (trong đó có hơn 200 trẻ em), gần 100% người dân trong làng là dân tộc Xê Đăng. Tết đã cận kề, lũ trẻ trong làng náo nức chào đón Tết bằng tiếng cười rộn vang nhưng đâu đó vẫn còn nhiều nỗi niềm sâu kín của người lớn.

Làng “siêu đẻ”

Làng Ea Lũh được gắn biệt danh làng “siêu đẻ”, trung bình 1 gia đình ở làng có từ 3 đến 6 người con, hộ nhiều nhất có 12 người con. Đất sản xuất ít lại đông con nên cuộc sống của người dân quanh năm thiếu trước hụt sau. Làng có 140 hộ thì có 30 hộ nghèo, 92 hộ cận nghèo. Xác định đẻ nhiều con là nguồn cơn của đói nghèo nên các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền người dân quan tâm thực hiện kế hoạch hóa gia đình nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Tết cận kề nhưng nhiều gia đình ở làng Ea Lũh vẫn chưa chuẩn bị gì. Chị A Sinh tâm sự: Mình có 6 đứa con, đứa lớn nhất 15 tuổi, nhỏ nhất 6 tháng tuổi. Nhà đông con lại rất khó khăn nên dù Tết đến nơi vẫn chưa chuẩn bị gì.

Người sinh con nhiều nhất làng Ea Lũh là bà Abe sinh được 12 người con. Biết sinh nhiều con là rất khổ nhưng nhiều người vẫn không thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Anh Lê-Trưởng thôn Ea Lũh chia sẻ: “Đẻ nhiều, đông con nên kinh tế của hầu hết các gia đình ở làng vô cùng khó khăn. Tết này nhiều gia đình không sắm sửa gì, may có Mạnh Thường Quân đến thăm, tặng một số nhu yếu phẩm nên có điều kiện đón Tết”.

Chị A Sinh (bìa phải) có đến 6 người con. Ảnh: Như Nguyện

Chị A Sinh (bìa phải) có đến 6 người con. Ảnh: Như Nguyện

Nói về sự đẻ nhiều của làng Ea Lũh, anh Lê cho biết: Người làng Ea Lũh vốn từ huyện Tu Mơ Rông và huyện Đak Tô (tỉnh Kon Tum) đến sinh sống và lập làng. Làng là 1 trong 2 ngôi làng Xê Đăng tại Gia Lai. Làng nhỏ lại ít người, vì vậy người dân Ea Lũh có suy nghĩ đẻ nhiều để gia tăng dân số. Trước đây, gia đình nào sinh ít thì 6-7 người con, nhiều từ 10-12 người con. “Tuy nhiên, giờ xã hội hiện đại, lớp trẻ cũng đã ý thức hơn nhiều, mức sinh vì thế cũng giảm đi chút ít. Tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn”-anh Lê nói.

Mang Tết về Ea Lũh

Ông Quản Văn Dũng-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ea Lũh-cho biết: Làng Ea Lũh là làng có mức sinh cao nhất xã Nghĩa Hưng nói riêng, huyện Chư Păh nói chung. Đây là làng có số hộ nghèo và cận nghèo nhiều nhất xã. Chính quyền địa phương tuyên truyền tích cực về vấn đề kế hoạch hóa gia đình và xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên liên tục và tuyên truyền theo kiểu "mưa dầm thấm lâu" để dần dần thay đổi ý thức của người dân.

Với mong muốn người dân nghèo, cận nghèo, khó khăn tại làng Ea Lũh có thêm điều kiện đón Tết, chính quyền địa phương đã vận động Mạnh Thường Quân đến thăm và tặng quà Tết cho 124 hộ nghèo, cận nghèo. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ea Lũh cho biết: “Trước đó, các hộ nghèo và cận nghèo đã được địa phương tặng quà Tết và chúng tôi tiếp tục vận động các Mạnh Thường Quân có thêm các suất quà gồm nhu yếu phẩm như: gạo, mì tôm, cá khô, gia vị… hỗ trợ thêm cho người dân, giúp họ đón một cái Tết đủ đầy, ấm cúng, không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Đại diện chính quyền địa phương trao quà Tết cho hộ nghèo, cận nghèo làng Ea Lũh. Ảnh: Như Nguyện
Đại diện chính quyền địa phương trao quà Tết cho hộ nghèo, cận nghèo làng Ea Lũh. Ảnh: Như Nguyện

Nhận quà của Mạnh Thường Quân trao tặng, chị A Theo (làng Ea Lũh) phấn khởi cho biết: Tết này có gạo, mắm, muối, mì tôm… cũng đỡ phần nào. Nhà chị là một trong những hộ sinh ít con tại làng nhưng cũng sinh 4 đứa. “Mình biết đẻ nhiều nuôi khổ lắm, cán bộ cũng vận động tuyên truyền nên sẽ cố gắng không sinh thêm”-chị Theo nói.

Bà Phạm Thị Thoa-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Nghĩa Hưng-cũng thông tin: Các cấp Hội Phụ nữ thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân và thuyết phục các chị đi đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Hiện nay đã có một số chị tự nguyện thực hiện. “Chúng tôi xác định phải tuyên truyền thường xuyên nhằm giúp thay đổi nếp nghĩ, để mỗi hộ dân nơi đây nhận thức rõ hệ lụy của việc sinh đẻ nhiều, từ đó giảm sinh. Có như vậy, làng mới thoát nghèo, khởi sắc và các gia đình sinh đẻ ít con mới có thể tập trung chăm sóc giúp các cháu phát triển toàn diện. Hy vọng những năm tới, các hộ dân sẽ có cái Tết đủ đầy, hạnh phúc”-bà Thoa mong mỏi.

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.