Đức Cơ quan tâm chăm lo cho đối tượng chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm của địa phương, 138 đối tượng có công trên địa bàn huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã được nhận các chế độ theo quy định. Điều này thể hiện sự cố gắng của các cấp, các ngành trong việc triển khai chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước.

Vào những ngày cuối năm 2022, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đức Cơ đã chi trả chế độ cho 138 đối tượng được hưởng trợ cấp một lần theo các theo các Quyết định số 290, 142, 62 và 49/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù đối với nhiều người, số tiền nhận được không lớn nhưng đó là sự quan tâm, ghi nhận công lao cống hiến của họ trong quá trình tham gia bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào và là dân công hỏa tuyến trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thượng tá Lê Đình Thanh-Chính trị viên Ban chỉ huy Quân sự huyện Đức Cơ-cho biết: “Đến thời điểm này, địa phương tổ chức chi trả chế độ cho các đối tượng có phần chậm trễ. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là yếu tố khách quan do trong 3 năm qua tình hình dịch Covid-19 kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động. Hơn nữa việc triển khai các chế độ, chính sách đối với các đối tượng có công vẫn còn bộc lộ không ít khó khăn, vướng mắc bởi phần lớn họ không có giấy tờ làm căn cứ xét hưởng. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề này bảo đảm công bằng, không để sót đối tượng mất khá nhiều thời gian”.

Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đức Cơ phát tiền trợ cấp cho đối tượng chính sách. Ảnh: Phạm Ngọc

Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đức Cơ phát tiền trợ cấp cho đối tượng chính sách. Ảnh: Phạm Ngọc

Cũng theo Thượng tá Lê Đình Thanh, khi triển khai ở địa phương, chúng tôi đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo, để hoàn thành kế hoạch đề ra. Quá trình xét duyệt kết hợp các biện pháp vận động tuyên truyền để người dân hiểu và tích cực hợp tác. Đối với những đối tượng còn đầy đủ giấy tờ thì việc thực hiện chi trả chế độ rất thuận lợi. Tuy nhiên, nhiều người trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng nhưng không có giấy tờ hoặc phần nhiều đã qua đời. Số người còn sống thì tuổi cao, không nhớ chính xác đơn vị, thời gian, địa điểm, nhiệm vụ được giao lúc tham gia công tác. Cùng với đó, chúng tôi triển khai từ cấp xã rồi đến cấp huyện. Những hồ sơ nào xong thì gửi ngay lên tỉnh để xét duyệt làm chế độ, tránh bị tồn đọng.

Bà Đặng Thị Kim Dung (thôn Chư Bồ 1, xã Ia Kla) trước kia là dân công hỏa tuyến. Theo hướng dẫn của cán bộ chính sách xã, bà đã làm hồ sơ để được hưởng chế độ theo quy định. Mới đây, bà được mời lên Ban Chỉ huy Quân sự huyện để nhận tiền trợ cấp. Ngoài số tiền được nhận hơn 2 triệu đồng, bà còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế hàng năm và được trợ cấp mai táng phí khi qua đời. Bà Dung chia sẻ:“Tôi tham gia dân công hỏa tuyến thời chống Mỹ. Hôm nay được nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước thì tôi thấy rất vui. Không những thế, tôi còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế trọn đời. Như thế là cảm thấy mãn nguyện lắm rồi”.

Bà Đặng Thị Kim Dung (thôn Chư Bồ 1, xã Ia Kla) nhận tiền trợ cấp của nhà nước. Ảnh: Phạm Ngọc

Bà Đặng Thị Kim Dung (thôn Chư Bồ 1, xã Ia Kla) nhận tiền trợ cấp của nhà nước. Ảnh: Phạm Ngọc

Trong đợt này, huyện Đức Cơ có 6 đối tượng được nhận chi trả chế độ theo Quyết định 290, 1 đối tượng theo Quyết định 142, 7 đối tượng theo Quyết định 62 và 124 đối tượng theo Quyết định 49. Các đối tượng hưởng theo Quyết định 290 được hỗ trợ 5.050.000 đồng, Quyết định 142 được hỗ trợ 11.300.000 đồng, Quyết định 62 là 29.600.000 đồng. Riêng các đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 49 mức trợ cấp tùy theo mức độ cống hiến của từng người, trong đó trường hợp nhận cao nhất là 11.300.000 đồng, thấp nhất là 800.000 đồng. Tổng số tiền chi trả toàn huyện trong đợt này là 352.500.000 đồng. Việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng có công với cách mạng nói trên thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của Đảng, Nhà nước, đồng thời ghi nhận, tôn vinh và động viên những người có công lao đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Qua đó, giúp các đối tượng có công với cách mạng giảm bớt những khó khăn và yên tâm hơn trong cuộc sống.

Trao đổi với P.V, Thượng tá Lê Đình Thanh cho biết: Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai chi trả chế độ cho các đối tượng theo nội dung các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng với quyết tâm của địa phương, đặc biệt là cơ quan thường trực ban chỉ đạo huyện, đến nay, các đối tượng có công đã được nhận chế độ theo quy định. Điều này thể hiện sự cố gắng của các cấp, các ngành trong việc triển khai chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước. Hy vọng với số tiền trợ cấp một lần và tấm thẻ bảo hiểm y tế trong tay, những người có công sẽ được chăm sóc tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.