Vượt bão đến với Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- “Alô, alô… Toàn tàu báo thức! Báo thức toàn tàu!”- 5 giờ sáng mỗi ngày, giọng báo thức quen thuộc lại vang lên trên loa của tàu HQ 936, một trong 3 con tàu đang khẩn trương đưa hàng Tết đến với Trường Sa nhân dịp Tết Nhâm Thìn- 2012. Mặc cho cơn bão đang hoành hành dữ dội trên vùng biển Philippines và đang dần tiến về Trường Sa, những chuyến tàu vẫn vượt sóng ra khơi.

4 ngày sau khi khởi hành từ cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), tàu HQ 936 vẫn chưa thể cập vào một đảo nào trong hành trình vì phải liên tục tránh bão. Những cơn giông xám xịt và vô số đợt sóng dữ cứ bám đuổi ráo riết khiến con tàu có tải trọng đến 1.000 tấn bỗng chốc trở nên hết sức bé nhỏ. Mãi đến ngày thứ 5 thì nắng mới hửng lên từ phía chân trời, trả lại cho đại dương vẻ hiền hòa độ lượng.

22 năm bám biển

Ở cabin chính, Thiếu tá Ngô Đức Dũng- Thuyền trưởng tàu HQ 936- giãi bày: Khó khăn vất vả lớn nhất của những chuyến tàu ra Trường Sa chủ yếu là do thời tiết. Ai cũng biết, nếu như “Tháng 3 bà già đi biển” thì tháng 12 là thời điểm nhiều rủi ro nhất vì bão tố vẫn chưa chịu lùi bước. Vì thế, Thuyền trưởng phải luôn là người bình tĩnh, nắm rất chắc về diễn biến của thời tiết để biết khi nào thì xin ý kiến cấp trên thay đổi kế hoạch, khi nào chuyển hướng nhằm đảm bảo an toàn cho mọi chuyến hải trình.

Thuyền trưởng Ngô Đức Dũng, người có 22 năm bám biển. Ảnh: Phương Duyên
Thuyền trưởng Ngô Đức Dũng, người có 22 năm bám biển. Ảnh: Phương Duyên

Một ngày bình thường của Thuyền trưởng Ngô Đức Dũng bao giờ cũng bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng để tổ chức thực hiện kế hoạch trong ngày. Trong quá trình đó, Thuyền trưởng phải giám sát, kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt tình hình thực hiện cũng như những vấn đề về trang-thiết bị kỹ thuật, con người. Từ năm 1999 đến nay, “sói biển” Ngô Đức Dũng không thể nhớ hết mình đã đưa bao nhiêu chuyến tàu ra Trường Sa. Anh kể lại, lúc nhỏ tuy nhà sát biển nhưng anh lại… không biết bơi, bị bạn bè trêu ghẹo nhiều lần, do vậy anh bèn thử đăng ký học ở Học viện Hải quân (Nha Trang). Không ngờ, từ một chút tự ái con con, tình yêu biển lớn dần lên cho đến một ngày chàng trai xứ Nghệ quyết tâm bám biển và gắn đời mình với mênh mông biển lớn.

Thuyền trưởng Ngô Đức Dũng cho biết, có năm anh đưa đến 8-9 chuyến tàu ra Trường Sa để tiếp nước ngọt, gửi hàng Tết và đưa thân nhân chiến sĩ, sĩ quan ra thăm đảo. Chính vì thế, với anh, mỗi lần đến với đảo là như được trở về nhà. Yêu nghề và theo đuổi nghề đến thế là bởi ở “hậu phương” anh có người vợ hiền rất hiểu và thông cảm cho công việc của một người lính biển. Nhờ vậy, chưa một lần nào anh để xảy ra sự cố đáng tiếc trong công tác.

Nói về những gian khó trong suốt hơn 20 năm ở trên biển nhiều hơn ở nhà, Thiếu tá Ngô Đức Dũng vẫn hết sức giản dị khi bày tỏ: “Không chỉ mình tôi, mà điều khiển một con tàu đòi hỏi sự góp sức của cả một tập thể là Ban Cán sự tàu gồm 23 người. Có vậy mới đảm bảo sự an toàn cho mọi chuyến đi”.

“Tôi là Lê Anh Nuôi”

Bên cạnh vai trò cốt cán của một thuyền trưởng mà ai cũng thấy rõ, ít người để ý rằng mỗi chuyến tàu ra Trường Sa đến đích nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào tổ phục vụ trên tàu-những con người tận sức với công việc nhưng ít khi được nhắc đến. Những ngày ảnh hưởng bão khiến giông gió dữ dội tấn công tàu HQ 936, trong khi hầu hết cán bộ, chiến sĩ, nhà báo trên tàu bị xoay ngửa xoay nghiêng đến không còn sức chống chọi, thậm chí có người phải cấp cứu và truyền nước, thì tổ phục vụ vẫn lo chu toàn công việc hậu cần.

Tết đã đến với cán bộ, chiến sĩ đảo Tốc Tan A. Ảnh: Phương Duyên
Tết đã đến với cán bộ, chiến sĩ đảo Tốc Tan A. Ảnh: Phương Duyên

Chiến sĩ Phan Văn Cường- nhân viên tổ phục vụ, kể: Tổ phục vụ có 14 người nhưng lúc mới lên tàu thì chỉ có 3 người là gượng dậy làm việc được, những người còn lại đều không dậy nổi vì say sóng. Thật khó mà hình dung cảnh nấu nướng, lo cho bữa ăn của gần 200 con người khi mà chiếc tàu lắc lư, chao đảo liên tục. Cách đối phó của tổ phục vụ là: Dùng dây để cố định xoong nồi sao cho thật chắc (như là mắc màn), vừa nấu vừa giữ thăng bằng; hoặc 2 người phụ bếp đứng 2 bên nắm chặt quai xoong nồi để đầu bếp yên tâm trổ tài. Nấu nướng mà như làm xiếc, làm xiếc kết hợp với nấu nướng, thật là kiểu biến tấu độc nhất vô nhị! Vậy nhưng những “tai nạn nghề nghiệp” như phỏng tay chân vẫn liên tục xảy ra. Cùng trong tổ phục vụ, Thiếu úy Nguyễn Hữu Thiều cho biết có lần anh phải hứng nguyên một gáo nước sôi vào chân do phải nấu nướng trong điều kiện hết sức tréo ngoe và đầy thử thách như thế.

Nhờ có sự nỗ lực của nhiều bộ phận, sau 5 ngày lênh đênh trên sóng cả, vượt qua hơn 340 hải lý cuối cùng đoàn cán bộ tàu HQ 936 đã cập được vào điểm đảo đầu tiên là Tốc Tan A ở tuyến giữa của quần đảo Trường Sa, mang theo vô số quà Tết và tấm lòng của người đất liền với Trường Sa cùng bao nhiêu là rộn ràng: Nếp, đậu xanh, lá dong, cà phê, hạt dưa, giấy màu, dây điện trang trí, mâm ngũ quả, dây đàn guitar… Tân binh Đỗ Văn Hảo (Bình Thuận), một chiến sĩ của đảo Tốc Tan A, bồi hồi nói: “Năm nay ăn Tết xa nhà cũng buồn lắm, chỉ nghĩ vậy thôi mà đã rơi nước mắt. Nhưng nhờ có sự quan tâm chu đáo của đất liền mà chiến sĩ trẻ cũng cảm thấy ấm lòng vì có một cái Tết khá đủ đầy…”.

Phương Duyên

(P/V Báo Gia Lai mail từ Trường Sa)

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.