Ia Pa: Vững tin vào thành công trong năm mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2019, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND và sự điều hành của UBND huyện, kinh tế-xã hội của huyện Ia Pa đạt được những kết quả quan trọng. Đây là tiền đề để cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương vững tin vào thành công trong năm mới Canh Tý 2020.
Những kết quả khả quan
Năm 2019, tổng giá trị sản xuất của huyện ước tăng 11,28%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp: nông-lâm nghiệp chiếm 55,1%, công nghiệp-xây dựng chiếm 26,3%, dịch vụ-thương mại chiếm 18,6%. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành ước đạt 4.070,1 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch HĐND huyện giao. Thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng, tăng 1 triệu đồng so với kế hoạch HĐND huyện giao. Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện hơn 431,7 tỷ đồng, đạt 146% kế hoạch HĐND huyện giao.
Tổng diện tích gieo trồng năm 2019 của huyện là 33.023 ha, bằng 101,2% kế hoạch HĐND huyện giao và tăng 1,5% so với năm 2018. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 58.377 tấn, bằng 101,4% kế hoạch HĐND huyện giao. Trong vụ Đông Xuân 2018-2019, ngành chức năng của huyện hướng dẫn người dân chuyển đổi cây trồng được hơn 700 ha. Huyện cũng triển khai thí điểm các mô hình chăn nuôi, trồng cây dược liệu và nhiều loại cây trồng mới có áp dụng khoa học kỹ thuật để tạo hướng đi mới cho người dân trên địa bàn.
Một góc trung tâm huyện Ia Pa.
Một góc trung tâm huyện Ia Pa.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng. Đến hết năm 2019, trên địa bàn huyện có xã Ia Tul đạt chuẩn nông thôn mới; xã Ia Ma Rơn đạt 17 tiêu chí; xã Chư Răng đạt 14 tiêu chí; có 4 xã đạt 12 tiêu chí gồm: Chư Mố, Ia Broăi, Pờ Tó và Kim Tân; 2 xã đạt 11 tiêu chí là Ia Trok, Ia Kdăm. Lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng đạt kết quả đáng ghi nhận. Công tác phòng-chống dịch bệnh, khám-chữa bệnh cho nhân dân được ngành Y tế quan tâm, chú trọng đúng mức. Đến hết năm 2019, huyện giảm được 5,6% hộ nghèo. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.
Tập trung triển khai nhiệm vụ năm 2020
Năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2015-2020) và chuẩn bị Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2021-2025). Vì vậy, Huyện ủy và UBND huyện sẽ tập trung lãnh đạo, điều hành các ngành, địa phương hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể, phấn đấu tốc độ gia tăng giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 2010 đạt 11,3%; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: nông-lâm nghiệp 55%; công nghiệp-xây dựng 26,3%; thương mại-dịch vụ 18,7%; nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên 34 triệu đồng; tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành ước đạt 4.531 tỷ đồng; tổng diện tích gieo trồng đạt 33.520 ha; tổng sản lượng lương thực quy thóc là 61.925 tấn.
Song song với đó, huyện vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng; liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh đầu tư và bao tiêu sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi. Tập trung thực hiện hiệu quả công tác phòng-chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Tập trung các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác thu ngân sách, xử lý nợ thuế. Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện.
 Đối với lĩnh vực văn hóa-xã hội, tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường; phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững, huy động các nguồn lực hỗ trợ các gia đình, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ quan, đơn vị, địa phương kiểu mẫu...
 Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp với các ngành, địa phương đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; xây dựng lực lượng quân sự vững mạnh toàn diện; hoàn thành kế hoạch tuyển quân năm 2020; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính thuộc UBND huyện và UBND các xã; thực hiện thường xuyên và quyết liệt công tác cải cách hành chính, tăng sự hài lòng đối với người dân và doanh nghiệp; triển khai thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế, sắp xếp đơn vị theo quy định. 
NGUYỄN THẾ HÙNG
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.